Trang chủ » Tê bì chân tay: nguyên nhân và cách cải thiện

Tê bì chân tay: nguyên nhân và cách cải thiện

(16/12/2024)

Tê bì chân tay là tình trạng thường gặp ở người già, trẻ em và phụ nữ có thai. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên.

Rate this post

Chân tay bị tê bì là gì? Các dấu hiệu nhận biết

Tay chân ở trạng thái bình thường sẽ dựa vào cảm giác để điều chỉnh những hoạt động như rút tay chân lại khi chạm phải vật nóng, điều chỉnh phù hợp khi địa hình thay đổi. Trường hợp chân tay bị tê sẽ giảm cảm giác, nặng hơn có thể gây mất cảm giác hoàn toàn.

Các dấu hiệu nhận biết tay chân bị tê bì có thể kể đến như:

  • Cổ vai gáy đau mỏi lan xuống nửa người kèm theo triệu chứng bị tê bì 1 bên.
  • Tê hoặc dị cảm ở mặt trong cánh tay lan xuống ngón 4/5 khi nằm lâu hoặc để tay chân ở vị trí cố định trong khoảng thời gian dài, râm ran như kiến bò.
  • Cảm giác tê kiểu châm chích, tứ chi nóng bỏng giống kiểu bệnh lý viêm đa dây thần kinh trong tiểu đường, tổn thương đa rễ/nhiều rễ dây thần kinh.
  • Tay chân dần bị mất cảm giác: tê tay chân kéo dài sẽ khiến những bộ phận này bị mất cảm giác, thường gặp nhất về đêm.
  • Có thể cảm thấy tê buốt dọc cánh tay, cẳng chân và gây hạn chế vận động.
  • Chuột rút ở chân tay: người bị tê bì tay chân có thể đi kèm theo triệu chứng co thắt cơ đột ngột khiến bắp tay, bắp chân đau nhức âm ỉ.

Người bệnh cần chú ý nếu cảm giác tê bì đi kèm theo những triệu chứng sau đây thì cần lập tức thăm khám: chân bị thay đổi về màu sắc, hình dạng hoặc nhiệt độ ở chân và bàn chân; hay quên và dễ nhầm lẫn; mất kiểm soát bàng quang và ruột, đau đầu dữ đội, khó thở, co giật,…

Tê bì chân tay

Tay chân bị tê bì lâu ngày có thể khiến những bộ phận này bị mất cảm giác

Tê bì chân tay: nguyên nhân do đâu?

Vậy tay chân bị tê bì do nguyên nhân gì? Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, tuy nhiên, hơn 75% trường hợp bị tê bì là biểu hiện của những bệnh lý sau:

  • Thoái hóa cột sống: tình trạng này khiến sụn khớp, đốt sống bị bào mòn, cọ xát với rễ thần kinh gây đau nhức, tê bì ở vùng cổ lan dần xuống tay hoặc đau từ phần thắt lưng xuống chân.
  • Thoát vị đĩa đệm: khi đĩa đệm bị tràn ra khỏi bao xơ đĩa đệm sẽ gây chèn ép dây thần kinh cột sống dẫn đến tê bì cánh tay và hai chân cản trở khả năng vận động của cơ thể.
  • Thoái hóa khớp: tình trạng khớp gối, khớp tay hoặc khớp háng bị tổn thương cũng làm hạn chế vận động dẫn đến tê bì.
  • Viêm đa khớp dạng thấp, hẹp ống sống, viêm đa rễ thần kinh, đa xơ cứng, xơ vữa động mạch cũng là những bệnh phổ biến dẫn đến tình trạng tê bì tay chân.

Ngoài ra, hiện tượng tê bì còn do những nguyên nhân khác như:

  • Chấn thương: va chạm, tai nạn, ngã cũng khiến dây thần kinh ngoại biên bị thương tổn dẫn đến tê bì.
  • Sai tư thế làm việc: ngồi hoặc đứng sai tư thế cũng khiến chân tay bị tê mỏi.
  • Chế độ ăn uống không khoa học: người sử dụng nhiều rượu gây ức chế khả năng hấp thụ các vitamin nhóm B (vitamin B1, vitamin B12,…), người bị thiếu magie cũng sẽ khiến tay chân bị tê bì.

Tê bì chân tay

Hầu hết tê bì tay chân là biểu hiện của các bệnh lý

Cải thiện tê tay chân như thế nào?

Bên cạnh tìm hiểu nguyên nhân tê bì, sau đây sẽ gợi ý cách cải thiện tình trạng này:

  • Đối với trường hợp tê bì do nguyên nhân bệnh lý thì người bệnh cần đi thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp.
  • Ở cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, người bệnh nên tăng cường vận động, thường xuyên tập thể dục nhằm giúp cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh hơn.
  • Người bị tê nhức tay chân có thể ngâm tay hoặc chân trong nước nóng có pha muối sẽ giúp lưu thông máu tốt. Trong quá trình ngâm nước muối nên nắm bàn tay rồi xòe mạnh bàn tay ra, dùng tay còn lại xoa bóp sau đó đổi bên.
  • Người bệnh cần tránh làm việc quá sức, hạn chế làm việc nhiều giờ với máy tính hoặc ngồi xổm quá lâu khiến mạch máu khó lưu thông.
  • Người bệnh cần hạn chế uống rượu bia, không nên hút thuốc lá, vào mùa đông thì nên sử dụng túi chườm nóng ở bàn tay/ bàn chân để giảm cảm giác đau nhức và tê bì.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đủ chất: Thiếu chất là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có tê bì chân tay. Do đó, cần chú ý chế độ dinh dưỡng của bản thân, ăn đa dạng các loại thực phẩm và bổ sung vi chất qua viên uống khi cần thiết. Đủ chất là yếu tố quan trọng giúp bạn có cơ thể khỏe mạnh, hạn chế bệnh tật!

Thiếu magie B6 cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng tê bì chân tay. Do đó, những người lớn tuổi đang gặp tình trạng thiếu magie B6 nên kết hợp ăn các thực phẩm giàu magie B6 và uống viên bổ sung phù hợp.  Uống sắt và magie b6 cùng lúc được không? Người già đang đồng thời bổ sung viên uống magie và viên sắt nên uống cách nhau ít nhất 2h để đảm bảo các chất được hấp thu tối ưu nhất.

Viên uống bổ sung magie và vitamin B6

Viên uống bổ sung magie và vitamin B6 – nhập khẩu từ Châu Âu chính hãng

** Chela-Mag B6 là sản phẩm của Olimp Labs được nhập khẩu nguyên hộp từ Châu Âu – phân phối chính hãng tại Việt Nam.

Bài viết trên đã giúp tìm hiểu nguyên nhân và cách cải thiện tình trạng tê bì chân tay. Người lớn tuổi cần có chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học cũng như vận động đúng cách để phòng ngừa và cải thiện tình trạng này sớm nhất, tránh ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36