Trang chủ » Tại sao nghén khi mang thai và mẹo giảm nghén cho mẹ bầu

Tại sao nghén khi mang thai và mẹo giảm nghén cho mẹ bầu

(24/06/2022)

Ốm nghén là hiện tượng sinh lý thường xảy ra ở mẹ bầu ở thời gian đầu của thai kỳ. Tùy từng cơ địa mẹ bầu mà mức độ nghén sẽ nặng – nhẹ khác nhau. Vậy tại sao nghén khi mang thai mẹ có biết không? Làm thế nào để giảm các triệu chứng nghén hiệu quả? Tất cả sẽ được bật mí ngay trong bài sau.

Rate this post

Tại sao nghén khi mang thai mẹ có biết?

Ốm nghén và các dấu hiệu nghén khi mang thai

Tại sao nghén khi mang thai và mẹo giảm nghén cho mẹ bầu

Buồn nôn và nôn ói là biểu hiện nghén phổ biến ở những tháng đầu mang thai

Ốm nghén là tình trạng bà bầu cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và thường đi kèm với những triệu chứng buồn nôn, nôn ói, mất ngủ.. kéo dài có thể khiến cơ thể bị suy nhược vì thiếu dinh dưỡng. Nghén khi mang thai là biểu hiện sinh lý bình thường và hầu hết không gây nguy hiểm cho thai nhi, nhưng có thể ảnh hưởng xấu đến cuộc sống hàng ngày của mẹ.

Bên cạnh câu hỏi tại sao nghén khi mang thai, mẹ cũng thường thắc mắc về thời gian bị nghén. Triệu chứng ốm nghén thường bắt đầu trước tuần thai thứ 9 và kết thúc sau khoảng 14 tuần mang thai. Một số trường hợp ốm nghén nặng hơn có thể kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng sau đó.

Dựa vào các triệu chứng ốm nghén, tình trạng nghén khi mang thai có thể được chia làm hai loại:

  • Cơn nghén thông thường: Khoảng 80% mẹ bầu bị nghén như thế này. Trong thai kỳ, mẹ sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn và nôn nhưng chỉ ở mức độ vừa phải. Triệu chứng ốm nghén sẽ chấm dứt dần dần sau khoảng 12 tuần, mẹ không sút cân nhiều, ít thay đổi.
  • Cơn nghén nặng: Có khoảng từ 1-1.5% mẹ bầu bị nghén nặng khi mang thai. Mức độ nôn ói thường xuyên rất trầm trọng khiến thức ăn bị tống hết ra bên ngoài, thời gian dài khiến cơ thể bị suy nhược do chán ăn, mẹ sút cân rõ rệt. Nếu không thể bổ sung dinh dưỡng, phụ nữ mang thai ở trường hợp này có thể bị mất nước, rối loạn điện giải và ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Nguyên nhân khiến mẹ bị nghén khi mang thai

Tại sao nghén khi mang thai và mẹo giảm nghén cho mẹ bầu

Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khiến mẹ có triệu chứng ốm nghén

Tại sao nghén khi mang thai mẹ có biết không? Tuy rằng chưa có nguyên nhân rõ ràng dẫn tới tình trạng ốm nghén khi mang thai, nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thai phụ bị nghén là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, cụ thể là bởi hormone Progresterone và HCG. Những hormone này làm giãn các cơ ở hệ tiêu hóa, khiến thức ăn trong dạ dày bị đẩy ngược lên trên thực quản khiến mẹ buồn nôn và nôn nhiều.

Một số thai phụ có khả năng cao sẽ bị nghén ví dụ như những mẹ lần đầu mang thai, mẹ từng có tiền sử bị nghén nặng khi mang thai trước đó, những thai phụ quá gầy, mẹ bầu song thai hoặc đa thai, hoặc do các bệnh lý khác tác động.

Bật mí những mẹo giảm nghén cho mẹ bầu hiệu quả

Tại sao nghén khi mang thai và mẹo giảm nghén cho mẹ bầu

Tập luyện thường xuyên khi bầu bí giúp mẹ giảm stress và đỡ nghén

Tại sao nghén khi mang thai, mẹ đã biết câu trả lời rồi. Để làm giảm bớt những cơn nôn nghén khó chịu, dưới đây là một số biện pháp an toàn dành cho mẹ:

  • Thay đổi chế độ ăn uống: Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và không nên ăn quá no sẽ giúp mẹ tránh cảm giác buồn nôn và nôn ói. Bên cạnh đó, thực đơn ăn uống cho mẹ bầu nôn nghén cần hạn chế những loại thức ăn có mùi, tăng cường bổ sung vitamin với nước hoa quả, và trước khi rời giường khi ngủ dậy có thể ăn một chút bánh quy để tránh dạ dày bị rỗng. Chú ý, dù có nghén hay không, mẹ bầu vẫn cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các vi chất cần thiết cho thai kì qua chế độ ăn và các viên uống cho bà bầu. Chú ý các biện pháp tăng cường sức đề kháng để nâng cao hệ miễn dịch của bà bầu.

Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho bà bầu

Prenalen  – hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho bà bầu

  • Giải tỏa tâm lý: Để cho tinh thần thoải mái với nhiều hoạt động theo sở thích cá nhân, tránh khiến cho tinh thần căng thẳng và mệt mỏi. Trường hợp mẹ ốm nghén nặng cần hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn sức khỏe thai kỳ kịp thời.
  • Tập luyện khi mang thai: Ngoài việc quan tâm tới chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh thì mẹ nên kết hợp với việc luyện tập thường xuyên, vừa tăng cường sức khỏe, vừa có thể giảm các triệu chứng ốm nghén. Một số bài tập phù hợp cho mẹ bầu bị nghén là yoga, bơi lội, đi bộ, tập hít thở..
  • Sử dụng thảo dược giảm nghén: Dùng thảo dược giảm nghén cho bà bầu để vừa giúp tăng cường vitamin và khoáng chất cho cơ thể, nâng cao sức đề kháng tự nhiên, vitamin C trong thuốc cũng giúp giảm cảm giác buồn nôn và giảm nghén hiệu quả.

Với bài viết trên, hy vọng mẹ đã hiểu tại sao nghén khi mang thai cũng như những mẹo giảm nghén tự nhiên có thể áp dụng đơn giản tại nhà. Ốm nghén khiến cơ thể bị thiếu chất, không đảm bảo nhu cầu của cả mẹ và thai nhi trong bụng, vì vậy mẹ cũng nên chú ý vấn đề khi nào bà bầu nên uống sắt, canxi, DHA, liều lượng bao nhiêu.. để đảm bảo cho một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn