Trang chủ » Tại sao nằm ngửa thai nhi đạp nhiều?

Tại sao nằm ngửa thai nhi đạp nhiều?

(04/07/2024)

Tại sao nằm ngửa thai nhi đạp nhiều là điều các mẹ quan tâm khi mẹ theo dõi cử động của con trong thai kỳ. Lúc đó mẹ sẽ thấy an tâm hơn khi biết được đáp án của thắc mắc này!

Rate this post

Tại sao nằm ngửa thai nhi đạp nhiều?

Trước khi tìm hiểu tại sao nằm ngửa thai nhi đạp nhiều mẹ cần biết được khoảng thời gian các mẹ bầu có thể cảm nhận được cử động của con. Thông thường thời gian từ tuần thứ 7 đến thứ 8 của thai kỳ các mẹ sẽ thấy thai nhi đã bắt đầu có những cử động đầu tiên trong bụng mẹ. Tuy nhiên, do kích thước của thai nhi khi đó còn khá nhỏ, nên các mẹ chưa thể cảm nhận được những cử động của con lúc này.

Khi bước sang tuần thứ 20, các mẹ sẽ cảm nhận rõ ràng hơn về những cử động của thai nhi. Cụ thể như là vặn mình, xoay người, đạp… Một số mẹ bầu có thể thấy con đạp nhiều hơn khi mẹ chuyển sang tư thế nằm ngửa. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này của thai nhi có thể là do những nguyên nhân như:

  • Thai nhi đang phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ:

Những cử động như đạp, vặn mình chính là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ. Mẹ có thể cảm nhận được sự rung nhẹ trong bụng khi nằm ngửa là do con đang di chuyển tay. Đây là dấu hiệu tích cực, đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ.

  • Phản ứng với những kích thích từ môi trường bên ngoài

Thai nhi có thể đạp nhiều hơn khi mẹ nằm ngửa bởi cảm nhận được âm thanh từ môi trường xung quanh. Ngoài ra, con cũng phản ứng với mùi vị thức ăn qua nước ối, hoặc thai nhi đạp nhiều do tránh ánh sáng khi mẹ nằm ngửa

  • Thai nhi đang còn thức:

Trong 3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi đã có thể cảm nhận giấc ngủ. Ngoài ra khi thai nhi những cử động để báo hiệu với mẹ rằng thai nhi vẫn còn thức.

  • Mẹ và thai nhi đang cảm thấy đói:

Khi các mẹ thấy đói, thai nhi có thể phản hồi lại mẹ bầu khi mẹ nằm ngửa bằng cách đạp nhiều hơn, giống như đòi ăn. Điều mẹ cần lưu tâm là duy trì khẩu phần ăn đủ dinh dưỡng, không để mẹ bị đói quá lâu là quan trọng.

  • Phản ứng của thai nhi với âm thanh quen thuộc:

Thai nhi có khả năng nhận diện giọng nói của bố mẹ, nhất là khi mẹ nằm ngửa giúp con dễ nghe những tiếng nói của bố mẹ hơn. Khi đó, mẹ có thể tạo sự kết nối với thai nhi bằng cách nói chuyện hoặc mở nhạc nhẹ nhàng cho thai nhi nghe.

  • Không gian trong tử cung chật hẹp:

Trong tháng cuối thai kỳ, không gian tử cung trở nên chật hẹp bởi thai nhi đã tăng kích thước lên lớn nhất. Khi đó mẹ nằm ngửa sẽ khiến bé đạp mạnh hơn, giúp tìm vị trí thoải mái hơn cho mình.

Tại sao nằm ngửa thai nhi đạp nhiều?

Thai nhi đạp nhiều khi mẹ nằm ngửa là do nhiều nguyên nhân

Thai nhi đạp nhiều khi mẹ nằm ngửa có sao không?

Ngoài việc quan tâm đến tại sao nằm ngửa thai nhi đạp nhiều, tần suất cử động của thai nhi cũng là yếu tố mà các mẹ cần quan tâm. Theo các chuyên gia khoa sản, thai nhi đạp nhiều được coi là một dấu hiệu tích cực, thai nhi đang phát triển khỏe mạnh. Nguyên nhân con đạp nhiều là do cần vận động nhiều để các bộ phận phát triển đúng cách. Nếu thai nhi đạp ít, không đạp có thể là dấu hiệu cảnh báo cho mẹ về những vấn đề sức khỏe trong thai kỳ.

Do đó, mẹ cần hiểu mỗi thai kỳ và mỗi thai nhi có nhịp độ chuyển động riêng biệt nhau. Khi đó các mẹ không cần quá lo lắng bởi đây là biểu hiện bình thường của sự phát triển của thai nhi. Tần suất cử động của con trong thai kỳ sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong từng giai đoạn thai kỳ.

Tại sao nằm ngửa thai nhi đạp nhiều?

Thai nhi đạp nhiều cũng là dấu hiệu tốt cho thấy con đang phát triển khỏe mạnh

Cách mẹ chọc thai nhi đạp giúp con có phản xạ tốt

Để thúc đẩy thai nhi phát triển trí não và khả năng phản xạ, mẹ có thể áp dụng các phương pháp nhẹ nhàng và an toàn sau đây:

  • Nói chuyện thường xuyên với con: Bắt đầu từ tuần thứ 16, thai nhi đã có thể nghe được giọng nói của mẹ bầu nên nếu mẹ thường xuyên nói chuyện, hát hò, hoặc đọc sách cho thai nhi sẽ giúp kích thích thính giác phát triển, từ đó con sẽ phản ứng lại như đạp hoặc chuyển động.
  • Yếu tố ánh sáng và âm thanh xung quanh: Một số thai nhi phản ứng tích cực với ánh sáng, âm thanh nên mẹ cũng thử bật đèn sáng hoặc phát nhạc nhẹ nhàng để con tập phản ứng mẹ nhé!
  • Sử dụng ngón tay ấn nhẹ vào bụng: Việc này không làm tổn thương bé mà giúp con có thể cảm nhận sự tiếp xúc của mẹ với con, từ đó con có thể đáp lại bằng đạp hoặc chuyển động.

Tuy nhiên, mỗi thai nhi sẽ có những phản xạ riêng nên không phải lúc nào mẹ áp dụng những biện pháp trên con cũng sẽ phản ứng lại. Do đó nếu mẹ có bất kỳ lo lắng  nào về tần suất chuyển động của thai nhi, hãy thảo luận với bác sĩ, chuyên gia khoa sản để tư vấn và thăm khám mẹ nhé!

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, kết hợp cùng với viên uống bổ sung vi chất như sắt, canxi, DHA,… giúp thai nhi có thể được cung cấp dưỡng chất tốt nhất. Khi sử dụng viên uống, mẹ cần tìm hiểu bà bầu nên uống sắt dạng nước hay viên để có thể lựa chọn loại viên uống phù hợp với sức khỏe của mẹ.

Viên sắt và axit folic cho bà bầu

Viên sắt và axit folic cho bà bầu nhập khẩu châu Âu

Bài viết này đã giúp mẹ giải đáp được tại sao nằm ngửa thai nhi đạp nhiều rồi. Mẹ hãy tham khảo ngay và cũng nên bổ sung những loại trái cây giúp thai nhi tăng cân vào thực đơn để có một thai kỳ khỏe mạnh mẹ nhé!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36