Trang chủ » Tại sao mẹ bầu hay bị chóng mặt khi mang thai?

Tại sao mẹ bầu hay bị chóng mặt khi mang thai?

(18/12/2021)

Một số mẹ bầu có hiện tượng chóng mặt, buồn nôn khi mang thai gay cảm giác khó chịu, mệt mỏi. Thậm chí còn làm mẹ bầu căng thẳng, sợ hãi khi ăn, khiến mẹ bầu chán ăn, sức khỏe suy giảm. Tại sao chóng mặt khi mang thai lại thường xảy ra? Tìm hiểu nguyên nhân và cách cải thiện tình trạng chóng mặt khi mang thai.

Rate this post

Mẹ bầu thường bị chóng mặt ở giai đoạn nào trong thai kỳ?

Tình trạng chóng mặt khi mang thai thường xảy ra khi mẹ bầu đứng lên quá nhanh khi đang ngồi hoặc đang cúi xuống do máu dưới chân chưa được vận chuyển lên tim khi thay đổi tư thế. Lúc này huyết áp giảm xuống đột ngột khiến mẹ bầu cảm thấy choáng váng, chóng mặt.

Hiện tượng chóng mặt khi mang thai thường xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ do bị thai nghén. Một số ít mẹ bầu vẫn tiếp tục bị chóng mặt ở 3 tháng giữa và cả 3 tháng cuối thai kỳ do kích thước thai nhi tăng lên, chèn ép tĩnh mạch dưới khiến máu không được vận chuyển về tim kịp thời.

Ngoài ra, bà bầu không uống viên sắt, có chế độ ăn nghèo nàn cũng thường bị chóng mặt buồn nôn trong suốt thai kỳ do thiếu máu thiếu sắt.

Tại sao chóng mặt khi mang thai lại thường xảy ra?

Tình trạng chóng mặt khi mang thai thường xảy ra khi mẹ bầu đứng lên quá nhanh khi đang ngồi hoặc đang cúi xuống

Tại sao chóng mặt khi mang thai lại thường xảy ra?

Có 1 nguyên nhân xuyên suốt toàn bộ thời gian mang thai khiến mẹ bầu bị chóng mặt là có thể do bà bầu bị thiếu máu thai kỳ. Khi mang thai thể tích máu của mẹ bầu tăng thêm 50% để chứa đủ lượng máu cung cấp cho toàn bộ cơ thể và cả thai nhi. Nhu cầu về sắt và các vi chất tạo máu khi mang thai cao vượt trội, người trưởng thành cần khoảng 9 – 15mg sắt mỗi ngày tùy thuộc giới tính và thời điểm, và thực phẩm có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu này. Nhưng lượng sắt mẹ bầu cần mỗi ngày phải đạt khoảng 45 – 60mg, thực phẩm không thể cung cấp đủ lượng sắt cần thiết. Vì thế WHO khuyến cáo mỗi ngày mẹ bầu cần uống 27 – 30mg sắt. Nếu không uống viên sắt mẹ bầu sẽ bị thiếu máu thiếu sắt gây chóng mặt trong suốt toàn bộ thai kỳ.

Tại sao chóng mặt khi mang thai lại thường xảy ra?

Thiếu máu thiếu sắt khiến não không được cung cấp đủ oxy, gây chóng mặt khi mang thai

Ngoài ra, tùy vào mỗi giai đoạn mang thai, nguyên nhân khiến bà bầu bị chóng mặt cũng thay đổi. Cụ thể như sau:

  • Bà bầu 3 tháng đầu bị chóng mặt thường do sự thay đổi nội tiết tố khiến cơ thể trở nên mẫn cảm, bị nôn nghén khiến bà bầu không hấp thụ được đủ dinh dưỡng cần thiết. Ngoài ra các thành mạch máu bị giãn nở khiến huyết áp hạ xuống, mẹ bầu bị choáng váng, chóng mặt, đặc biệt là khi đột ngột thay đổi tư thế.
  • Bà bầu mang thai 3 tháng giữa và 3 tháng cuối do lượng máu trong cơ thể tăng lên cùng với sự phát triển của thai nhi khiến huyết áp tăng cao khiến bà bầu bị chóng mặt. Ngoài ra nguyên nhân tại sao chóng mặt khi mang thai còn vì các lý do như: Bà bầu chán ăn, không uống đủ nước, thân nhiệt tăng, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ hay bị tiền sản giật,… Bên cạnh đó bà bầu nằm ngửa, tắm bằng nước quá nóng, ở trong gian phòng có nhiệt độ cao, vừa đi tiêu tiểu xong cũng có thể khiến mẹ bầu bị chóng mặt.

Cách giúp mẹ bầu giảm chóng mặt khi mang thai

Tại sao chóng mặt khi mang thai lại thường xảy ra?

Uống viên sắt, axit folic, vitamin B6, B12, C kết hợp ăn các thực phẩm bổ máu để hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu thai kỳ

Mẹ bầu có thể làm giảm tình trạng chóng mặt khi mang thai bằng cách:

  • Uống viên sắt cho bà bầu có chứa đủ sắt, axit folic, vitamin B6, B12, C kết hợp ăn các thực phẩm bổ máu để ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu thai kỳ.
  • Không đột ngột thay đổi tư thế, khi muốn ngồi dậy, đứng lên mẹ bầu cần thực hiện chậm rãi, trước khi di chuyển mẹ bầu cần đứng im 1 chỗ trong khoảng 30s trước khi bước đi.
  • Không giữa nguyên một tư thế quá lâu, đặc biệt không nên đứng lâu quá. Nếu công việc bắt buộc phải đứng 1 chỗ thì mẹ bầu nên cố gắng di chuyển chân để duy trì tuần hoàn máu dưới chân.
  • Mặc quần áo rộng rãi, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt để giúp máu thuận tiện lưu thông, duy trì thân nhiệt ở mức bình thường.
  • Uống đủ nước, chi thức ăn thành nhiều bữa nhỏ để cơ thể không bị quá đói.
  • Không nằm ngửa, không tắm bằng nước quá nóng, luôn giữ nhiệt độ trong phòng ở mức mát mẻ, giúp không gian thoáng đãng và vận động phù hợp với sức khỏe mẹ bầu mỗi ngày.

Trên đây là những nguyên nhân tại sao chóng mặt khi mang thai mà chúng tôi đã tổng hợp lại và giới thiệu. Mong rằng sau khi tham khảo bài viết mẹ bầu đã có thể ngăn ngừa và cải thiện tình trạng chóng mặt khi mang thai hiệu quả.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn