(16/06/2020)
Khi mang thai, progesterone làm tăng lưu lượng máu đến em bé, dẫn đến huyết áp thấp hơn và giảm lưu lượng máu đến não do đó mang khiến mẹ bầu cảm giác chóng mặt nhiều hơn.
Trong suốt thai kỳ mẹ bầu có thể trải qua cảm giác mất phương hướng không ổn định hoặc chóng mặt, có thể khiến mẹ bầu cảm thấy như thể sắp ngã hoặc ngất xỉu. Đây là một triệu chứng bình thường và khá phổ biến của thai kỳ nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một tình trạng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
Chóng mặt là tình trạng phổ biến trong thai kỳ nhưng mẹ bầu chớ nên lơ là
Nhiều phụ nữ bị chóng mặt bắt đầu từ tuần thứ 12 đến vài tuần đầu của ba tháng thứ hai của thai kỳ.
Chóng mặt thường không phải là một trong những dấu hiệu đầu tiên của thai kỳ, nhưng nó có thể là triệu chứng mang thai sớm nếu mẹ bầu có lượng đường trong máu thấp do ốm nghén.
Đầu thai kỳ, cơ thể đang chuẩn bị để đáp ứng nhu cầu của hai cơ thể thay vì một. Chóng mặt khi mang thai có khả năng do một số yếu tố:
Hãy nhớ rằng cho dù chóng mặt “bình thường” như thế nào, mẹ bầu cũng không nên chủ quan lơ là những cảm giác này.
Để tránh chóng mặt mẹ bầu cần:
Đôi khi thiếu sắt thiếu máu có thể dẫn đến ngất xỉu khi các tế bào máu mang oxy bị cạn kiệt. Vì vậy, nếu mẹ bầu thực sự thấy khó chịu, hãy liên hệ bác sĩ càng sớm càng tốt, để kiểm tra cơ thể có bị thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ không? Bác sĩ có thể yêu cầu uống viên sắt bà bầu hoặc một chế độ ăn uống thực phẩm giàu chất sắt để đảm bảo đủ sắt cho cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ và ngăn ngừa thiếu máu gây chóng mặt. Một số phụ nữ có thể tự hỏi liệu chóng mặt là một triệu chứng của sẩy thai. Đừng lo lắng: Chứng chóng mặt không phải là dấu hiệu phổ biến của sẩy thai.
Những người khác có thể có câu hỏi về việc chóng mặt có thể là một triệu chứng của tiền sản giật. Nhưng cũng không có lý do gì để lo lắng cả. Chóng mặt không phải là dấu hiệu phổ biến của tiền sản giật. Tiền sản giật được đặc trưng bởi sự xuất hiện đột ngột của huyết áp cao khi mang thai. Trong khi chóng mặt thường gây ra bởi một vấn đề ngược lại: huyết áp thấp. Điểm quan trọng là nếu chóng mặt kéo dài ngay cả khi mẹ đã thực hiện các bước để điều trị và phòng ngừa , mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất.
Nguồn: Sắt bà bầu
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ