(04/06/2023)
Sỏi thận có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người vì sỏi thận là bệnh đang rất phổ biến ở đường tiết niệu hiện nay. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có thể gây ra các biến chứng trầm trọng đến sức khỏe người bệnh.
Sỏi thận là bệnh hình thành do những tinh thể rắn hình thành trong thận do các chất khoảng lắng đọng trong nước tiểu. Sỏi thận thường có kích thước là 3mm, 4mm, 5mm hoặc 7mm… Nếu sỏi có kích thước nhỏ thì có thể đào thải qua nước tiểu. Nhưng trong những sỏi có kích thước lớn thì cần có sự can thiệp của y học để tán sỏi và lấy chúng ra khỏi cơ thể.
Sỏi thận là bệnh thường gặp tại đường tiết niệu hiện nay
Người bệnh sỏi thận có thể gặp những triệu chứng sau:
Các triệu chứng trên có thể trở nên nặng hơn và thành những biến chứng sau:
Vị trí thường gặp của sỏi thận là đài thận, bàng quang hoặc bể thận. Khi đi tiểu tiện, sỏi có thể theo nước tiểu rơi vào niệu quản gây tắc nghẽn. Khi đó nước tiểu có thể ứ đọng tại vị trí khác và gây tình trạng ứ nước, niệu quản ứ nước,… Thêm vào đó là những cơn đau quằn quại, chức năng suy thận suy giảm chức năng gây bí tiểu nếu không điều trị kịp thời.
Đây là tình trạng có thể gặp nếu người bệnh sỏi thận có hiện tượng tiểu ra mủ, ra máu đồng thời sốt cao thì có thể người bệnh đã bị nhiễm trùng do những hòn sỏi tồn tại bên trong thời gian dài. Nguyên nhân là do vi khuẩn tích tụ có thể lan sang những khu vực khác như đường tiết niệu, bàng quang gây viêm trên diện rộng.
Biến chứng này có thể nhận biết bằng những dấu hiệu như đau bụng dưới, nóng buốt khi đi tiểu, nước tiểu có màu và mùi hôi khác thường.
Suy thận có thể ở dạng cấp hoặc mạn, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh, làm giảm bài tiết nước tiểu khiến thận ứ nước lâu ngày dẫn đến nhiễm trùng. Hậu quả là những nhu mô thận bị phá hủy. Nếu chỉ số suy thận biểu hiện qua chỉ số lọc cầu thận là dưới 10ml/ phút tức là chức năng thận không thể phục hồi. Khi này biện pháp duy nhất để duy trì sự sống là chạy thận.
Biến chứng của sỏi thận thường nặng nề và nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh
Khi bị suy thận, xơ thận, teo thận bệnh nhân có thể đối mặt với những tình trạng như tiểu nhiều về đêm, nước tiểu có bọt và lẫn máu, sưng phù tay chân, thay đổi vị giác,…
Biến chứng này đặc biệt hiếm gặp nhưng gây nguy hiểm lớn cho người bệnh vì nó khiến bệnh nhân có thể tử vong trong thời gian ngắn. Vách thận thực tế khá mỏng khi đối diện với tình trạng ứ nước phù nề do viêm sẽ bị vỡ đột ngột. Khi đó bệnh nhân cần được mổ cấp cứu ngay lập tức.
Qua những thông tin trên bạn đã có được câu trả lời cho sỏi thận có nguy hiểm không? Biết được mức độ nguy hiểm của bệnh sỏi thận, nhiều người thắc mắc sỏi thận có chữa được không? Câu trả lời là có và nó phụ thuộc vào mức độ bệnh. Trường hợp nhẹ sỏi có thể đào thải ra ngoài theo đường tiểu. Nếu trường hợp nặng cần can thiệp y tế.
Đây là phương pháp được ưu tiên áp dụng vì sự tiện lợi và hiệu quả nó đem lại. Người bệnh sỏi thận có thể chữa sỏi thận bằng quả dứa, rau ngổ, trà húng quế, nước dừa,… Những phương pháp này sẽ gia tăng hiệu quả nếu người bệnh uống đủ nước từ 2,5-3 lít nước mỗi ngày để đảm bảo đào thải ra 2 lít nước tiểu.
Phương pháp này áp dụng cho những người sỏi có kích thước lớn cần điều trị ngoại khoa như mổ thận lấy sỏi, tán sỏi qua da, tán sỏi nội soi, thậm chí là mổ nội soi gắp sỏi. Các phương pháp hiện nay đang được sử dụng như: tán sỏi thận bằng laser, tán sỏi thận qua da, tán sỏi thận nội soi,…
Qua bài viết trên bạn đọc đã có thêm những thông tin hữu ích về Sỏi thận có nguy hiểm không, có chữa được không? Hãy xây dựng cho mình một lối sống khoa học, lựa chọn bổ sung vi chất đúng cách, nhất là canxi để uống canxi không gây sỏi thận , bảo vệ sức khỏe và hoạt động của thận luôn tốt nhé!
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ