Trang chủ » Sinh mổ có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?

Sinh mổ có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?

(22/09/2024)

Trong những trường hợp thai to, ngôi thai ngược hoặc có bất thường ở nhau thai, tử cung, xương chậu…các mẹ được chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Sinh mổ có ảnh hưởng đến sữa mẹ không là băn khoăn của không ít chị em đang chuẩn bị cho ca mổ đón con chào đời.

5 (100%) 1 vote

Các trường hợp nên sinh mổ thường gặp

Sinh mổ có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?

Sinh mổ cần thiết trong trường hợp thai to hoặc ngôi thai ngược

Sinh mổ là phương pháp phẫu thuật mổ lấy thai, thông qua một vết mổ ở thành tử cung để đưa thai nhi, nhau và màng ối ra ngoài. Thông thường, bác sĩ vẫn ưu tiên các mẹ sinh con bằng phương pháp sinh thường. Tuy nhiên đối với những trường hợp có bất thường ở mẹ bầu và thai nhi, bác sĩ thường chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn.

Bác sĩ sản khoa có thể chỉ định sinh mổ trong các trường hợp sau:

  • Gần đến ngày sinh nhưng thai chưa quay đầu xuống.
  • Thai có kích thước lớn hoặc mang thai đôi, thai ba.
  • Quá trình chuyển dạ chậm và khó khăn hoặc bị ngừng hoàn toàn.
  • Bé có các dấu hiệu suy thai như nhịp tim thai quá nhanh hoặc chậm.
  • Mẹ mắc bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục có thể lây nhiễm cho trẻ trong quá trình sinh thường.
  • Mẹ mắc bệnh lý tim mạch, nếu chuyển dạ thông thường có thể gây nguy hiểm.
  • Mẹ đã sinh mổ nhiều lần trước đây hoặc sức khỏe yếu khó sinh thường bình thường.
  • Mẹ từng phẫu thuật tử cung trước đó.

Mẹ sinh mổ có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?

Sinh mổ có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?

Sinh mổ có thể khiến sữa mẹ về chậm hơn sinh thường 

Sinh mổ có thể giúp mẹ bầu tránh được các biến chứng thai kỳ và trẻ được chào đời thuận lợi. Do đó trong các trường hợp được được chỉ định, mẹ tiến hành sinh mổ sẽ đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Sau khi sinh, nhiều mẹ sinh mổ thường băn khoăn không biết sinh mổ có ảnh hưởng đến sữa mẹ không.

Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, quá trình sinh mổ có thể khiến sữa mẹ về chậm hơn bình thường đồng thời có thể gây ít sữa. Nguyên nhân của tình trạng trên phải kể đến như:

  • Tác dụng phụ của thuốc gây tê và gây mê: Thuốc gây tê và gây mê được sử dụng trong quá trình phẫu thuật ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa của người mẹ. Tác dụng phụ của các loại thuốc này tuy không gây nguy hiểm cho các mẹ nhưng có thể khiến quá trình sản xuất sữa bị gián đoạn.
  • Thuốc kháng sinh: Sinh mổ, các mẹ phải sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm thường xuyên để hạn chế nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu dùng thuốc không đúng liều lượng, không theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa thì việc thành phần thuốc làm ảnh hưởng đến hoạt động của các hormone, khiến sữa mẹ ít và chậm về hơn bình thường.
  • Mẹ không thể cho bé bú sớm khi sinh mổ: Sau sinh mổ, mẹ không thể cho bé bú ngay như sinh thường mà cần đợi tối thiểu 2-4 tiếng kể từ khi kết thúc ca sinh hoặc có thể lâu hơn trong trường hợp có biến chứng xảy ra. Việc này làm cho tuyến sữa không được kích thích, dễ dẫn đến tắc tia sữa.

Hướng dẫn cách gọi sữa về cho mẹ sinh mổ nhanh chóng, hiệu quả

Sinh mổ có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?

Mẹ sau sinh mổ nên ăn uống đa dạng cân đối để đủ dưỡng chất giúp sữa về nhanh chóng

Tình trạng sữa về của mẹ sinh mổ thường chậm và ít hơn so với mẹ sinh thường. Điều này khiến nhiều mẹ cảm thấy căng thẳng, lo lắng không biết làm cách nào đủ sữa cho con. Nếu mẹ đang băn khoăn thì hãy thực hiện những cách gọi sữa về dưới đây nhé.

  • Ngay sau khi kết thúc thời gian theo dõi ở phòng hồi sức và được gặp con, mẹ hãy cho bé bú ngay. Cố gắng cho bé bú càng sớm càng tốt để bé nhận được sữa non và kích thích tuyến vú sản xuất sữa nhiều hơn.
  • Các mẹ nên bổ sung nhiều thực phẩm cung cấp các dưỡng chất như sắt, kẽm, canxi, axit folic… các loại vitamin A, D, E, C. Đồng thời, mẹ bỉm cũng nên tăng cường các thực phẩm lợi sữa, đồng thời, tìm hiểu các cách gọi sữa về bằng sữa ông Thọ hoặc lá đinh lăng, các món canh, … để giúp khơi thông dòng sữa cho sữa về nhiều.
  • Massage nhẹ nhàng cho bầu ngực cũng giúp làm gia tăng nồng độ oxytocin và prolactin, nhờ vậy mà sữa về sớm và nhiều hơn. Và đây không chỉ là cách gọi sữa về cho mẹ sinh mổ mà còn là cách giúp cải thiện, phòng ngừa tình trạng tắc tia sữa rất thường gặp ở mẹ bỉm.
  • Các mẹ sau sinh mổ cần nghỉ ngơi nhiều nhất có thể để cơ thể nhanh chóng phục hồi. Mẹ nên ngủ đủ giấc từ 8-10 tiếng mỗi ngày để cơ thể được phục hồi đồng thời kích thích sản xuất sữa.
  • Mẹ cần giữ được sự thoải mái, tích cực. Càng vui vẻ, lạc quan thì sức khỏe mẹ càng mau hồi phục và quá trình tiết sữa càng thuận lợi.

Mẹ sau sinh mổ có nguy cơ thiếu hụt các dưỡng chất rất lớn trong đó sắt và canxi là 2 khoáng chất đặc biệt quan trọng. Trong chế độ chăm sóc sau sinh, mẹ đừng quên bổ sung sắt và canxi cho mẹ sau sinh cùng các vi chất dinh dưỡng khác giúp mẹ ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt, thiếu canxi sau sinh đồng thời hỗ trợ đảm bảo dinh dưỡng trong sữa mẹ tốt hơn. Mẹ có khỏe mạnh mới giúp việc sản xuất sữa diễn ra thuận lợi và sữa mẹ giàu dưỡng chất cho con.

Sắt và canxi cho mẹ sau sinh

Sắt và canxi cho mẹ sau sinh – nhập khẩu từ Châu Âu

Sinh mổ có ảnh hưởng đến sữa mẹ không đã được giải đáp trong bài viết trên. Mong rằng các mẹ sau sinh sẽ bớt lo lắng thay vào đó là chăm sóc sức khỏe thật tốt để sữa về dồi dào ướt áo cho con bú.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36