Trang chủ » Sinh con rạ thường vào tuần thứ mấy thai kỳ?

Sinh con rạ thường vào tuần thứ mấy thai kỳ?

(04/12/2024)

Trải qua lần đầu mang thai, chị em không còn quá bỡ với những thay đổi trong quá trình mang thai và sinh con. Tuy nhiên, sinh con rạ sẽ có một số đặc điểm khác hơn so với sinh con so khiến không ít chị em lo lắng. Giải đáp sinh con rạ thường vào tuần thứ mấy thai kỳ?

Rate this post

Sinh con rạ thường vào tuần thứ mấy của thai kỳ?

Sinh con rạ thường vào tuần thứ mấy thai kỳ?

Sinh con rạ thường vào tuần thứ 38 trở đi

Một thai kỳ đủ tháng đủ ngày là 40 tuần. Tuy nhiên không phải mẹ bầu nào cũng sinh con ở tuần thai 40. Sinh con rạ thường vào tuần thứ mấy thai kỳ là băn khoăn của không ít mẹ bầu cần được giải đáp.

Thực tế, hiện nay chưa có một nghiên cứu khoa học nào khẳng định việc sinh con rạ vào tuần thứ mấy của thai kỳ. Tuy nhiên, theo dõi trên nhiều mẹ bầu cho thấy, những mẹ bầu sinh con rạ thường sinh rất cận kề với ngày dự sinh hoặc có thể sinh muộn hơn. Những mẹ bầu có sức khỏe ổn định trong suốt thai kỳ có thể sinh con rạ vào tuần 38 trở đi. Đây là mốc thời gian mà thai nhi đã phát triển hoàn chỉnh các cơ quan và có thể sống khỏe mạnh ở môi trường bên ngoài bụng mẹ.

Mặt khác, việc sinh con rạ sớm hay muộn còn tùy thuộc vào cơ địa, sức khỏe của mỗi mẹ cũng như tình hình phát triển của thai nhi. Ngoài ra những tác động bên ngoài như tâm lý, sự kích thích… cũng ảnh hưởng đến thời gian sinh con rạ. Do đó, các mẹ không nên quá phụ thuộc vào ngày dự kiến sinh thay vào đó nên theo dõi tình trạng sức khỏe để có thể chuyển dạ sinh con được thuận lợi nhất.

Những dấu hiệu sinh con rạ thường gặp mẹ nên chú ý

Sinh con rạ thường vào tuần thứ mấy thai kỳ?

Sắp sinh mẹ sẽ thấy đau nhức lưng nhiều hơn

Càng gần những tuần cuối thai kỳ, mẹ bầu sinh con rạ càng cần chú ý hơn đến các dấu hiệu chuyển dạ. Thời điểm chuyển dạ của mỗi mẹ là khác nhau do đó các chị em cần hết sức cảnh giác để chuẩn bị thật tốt. Những dấu hiệu sắp sinh con rạ thường gặp bao gồm:

  • Cơn gò tử cung xuất hiện ngày càng nhiều. Các cơn gò sẽ khởi động rõ ràng hơn với chu kỳ tăng dần về cường độ lẫn tần số. Sắp sinh, sản phụ sẽ cảm giác đau nhiều và khắp cả vùng bụng căng cứng.
  • Bụng bầu của mẹ tụt xuống rất thấp do em bé đã xoay đầu xuống dưới, thậm chí có thể đã di chuyển xuống phần thấp nhất của tử cung.
  • Nút nhầy cổ tử cung thoát ra màu hồng hoặc nâu là dấu hiệu mẹ chuẩn bị sắp sinh.
  • Vào thời điểm gần sinh mẹ cũng sẽ đi tiểu nhiều hơn. Do lúc này em bé đã xoay đầu và di chuyển xuống phía dưới, gây sức ép lên bàng quang.
  • Khi đầu thai xuôi xuống dưới cùng với các cơn gò từ cũng sẽ gây áp lực lên thành ối, khiến vỏ ối mỏng đi và căng cứng. Khi cơn gò trở nên dày đặc, có thể dẫn đến tình trạng vỡ ối một cách ồ ạt.
  • Em bé đã có những dịch chuyển xuống vùng lưng, chèn ép một số dây thần kinh gây nên áp lực cho lưng. Đồng thời các dây chằng ở tử cung cũng như ở xương chậu của người mẹ bị dãn ra khiến mẹ bầu cảm thấy đau nhiều hơn và khó chịu.

Mẹ bầu sinh con rạ nên làm gì để chuyển dạ thuận lợi

Bài tập để chuyển dạ dễ dàng

Vận động đúng cách giúp chuyển dạ dễ hơn

Để quá trình sinh con được nhanh chóng, bớt đau đớn, mẹ bầu nên thực hiện một số biện pháp sau:

  • Vận động hợp lý: Trong cả thai kỳ và cả giai đoạn sắp sinh, mẹ nên vận động thường xuyên để tăng cường sức khỏe và sinh nở, chuyển dạ dễ dàng hơn. Mẹ có thể lựa chọn những bài tập: yoga, đi bộ, squat, …
  • Uống nước dừa nóng: Theo quan niệm dân gan, nếu bắt đầu thấy có cơn chuyển dạ, bà bầu có thể uống nước dừa ấm rồi ăn thêm 1 quả trứng gà luộc để giúp cổ tử cung mở nhanh hơn, dễ sinh thường hơn
  • Đi bộ: Khi gần đến ngày dự sinh, mẹ bầu sinh con rạ hãy thường xuyên đi bộ và tận dụng trọng lực của cơ thể. Đi bộ cũng là cách chuyển dạ nhanh bởi sẽ giúp em bé vào đúng tư thế chào đời khi xuống vùng xương chậu.
  • Tắm vòi hoa sen: Tắm vòi sen với nước ấm để giúp mẹ bầu thư giãn. Nước ấm có thể giúp chuyển dạ nhanh vì sẽ làm dịu sự căng thẳng trong quá trình giãn nở và co bóp của cổ tử cung.
  • Kích thích núm vú: Kích thích núm vú cũng giúp cho tử cung co thắt. Mẹ có thể dùng ngón trỏ và ngón cái để xoa đầu vú trong 2 phút, nghỉ 3 phút và cứ lặp lại trong khoảng 20 phút.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cần chú ý xây dựng chế độ ăn khoa học, bổ sung sắt canxi và DHA cho bà bầu ngay trong thai kỳ đồng thời bổ sung dưỡng chất mẹ sau sinh đầy đủ giúp tạo điều kiện cho mẹ sau sinh được phục hồi nhanh chóng. Cơ thể đủ chất là yếu tố quan trọng giúp mẹ có sức khỏe tốt, nguồn sữa giàu dinh dưỡng để chăm sóc bé yêu tốt nhất!

Sắt canxi DHA vitamin tổng hợp cho mẹ sau sinh

Bộ vitamin cho mẹ bầu, sau sinh – nhập khẩu từ Châu Âu

Mong rằng các mẹ đã giải đáp được sinh con rạ thường vào tuần thứ mấy thai kỳ từ đó có sự chuẩn bị thật tốt cả về sức khỏe, tinh thần cũng như các vật dụng cần thiết. Biết thêm một số mẹo chuyển dạ nhanh từ đó giúp quá trình vượt cạn được suôn sẻ thuận lợi. 

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36