Trang chủ » Sau khi uống sắt không nên ăn gì

Sau khi uống sắt không nên ăn gì

(08/06/2023)

Thông thường trong giai đoạn mang thai và sau sinh, việc bổ sung sắt qua đường uống là một việc thường xuyên diễn ra hằng ngày. Tuy nhiên Sau khi uống sắt không nên ăn gì là một câu hỏi không phải ai cũng nắm rõ. Vậy để viên sắt đạt được hiệu quả tối ưu, mẹ nhớ kiêng cữ những món sau nhé:

5 (100%) 29 votes

Sau khi uống sắt không nên ăn gì?

Các loại rau quả chứa nhiều chất xơ 

Thông thường những loại rau quả này giúp nhuận tràng tốt, chống táo bón, các bệnh nhiễm trùng và ung thư. Tuy nhiên, ăn nhiều rau quả ngay sau khi uống sắt lại có tác dụng ngược không tốt. Hàm lượng chất xơ đưa vào ruột gắn kết với sắt tạo thành một phức hợp phân tử lớn, không tan và không thể hấp thụ. Lượng chất xơ càng nhiều, khả năng hấp thu sắt càng giảm.

Các mẹ có thể điều chỉnh chế độ ăn giảm rau quả nhất là các loại rau quả nhiều chất xơ như rau muống, rau cải, chuối, dâu tây, lê…. Hoặc tốt nhất nên uống sắt cho bà bầu cách thời điểm ăn các loại rau quả này 2 tiếng. Khi đó chất xơ đã đi khỏi dạ dày và đoạn ruột non.

Sau khi uống sắt không nên ăn gì

Các loại rau quả nhiều chất xơ như rau muống, rau cải, chuối, dâu tây, lê….

Đồ cay nóng

Đồ cay nóng thường làm tăng hấp thu nước, làm tăng hoạt động của dạ dày, ruột. Lúc này cơ thể mẹ thường có cảm giác nóng nực và táo bón. Việc sử dụng đồ cay nóng sau khi uống viên sắt khiến cơ thể nóng hơn, khó hấp thụ hơn.

Để hạn chế điều này, mẹ nên hạn chế sử dụng đồ cay nóng hoặc các gia vị cay nóng như hạt tiêu, gừng. Tích cực uống nhiều nước khi uống sắt, có thể uống sắt với nước chứa nhiều vitamin C. Ăn nhiều chuối và cách thời gian uống sắt 2-4 tiếng. Như vậy đồ cay nóng là một trong những món mẹ cần lưu ý không nên ăn ngay sau khi uống sắt.

Sau khi uống sắt không nên ăn gì: trà và cà phê

Mẹ bầu và sau sinh tất nhiên sẽ rất hạn chế 2 loại thức uống này. Tuy nhiên với các mẹ đang uống bổ sung sắt, cần tuyệt đối tránh các thoại thức uống này. Chủ yếu là do sự hiện diện của một hợp chất gọi là tanin. Tanin là một loại polyphenol, có thể có một tác dụng ức chế mạnh tới sự hấp thu sắt.

Ngoài cà phê và trà, một số đồ uống khác có chứa tanin là rượu vang đỏ, táo, nước trái cây mọng, bia cũng không có lợi cho quá trình hấp thu sắt trong cơ thể.

Không uống sắt cùng thời điểm với trà, cà phê

Không uống trà, cà phê ngay sau khi uống sắt

Sau khi uống sắt không nên ăn gì: ngô

Ở câu hỏi sau khi uống sắt không nên ăn gì mẹ hãy bổ sung thêm món không nên ăn nữa chính là ngô. Trong ngô chứa nhiều chất xơ – như đã nói ở trên chất xơ làm giảm hấp thụ sắt. Đặc biệt có thể làm giảm độ acid trong dạ dày. Nồng độ này giảm làm khả năng hấp thu viên sắt cũng giảm theo. Chính vì vậy trong thời gian mẹ uống viên sắt, tốt nhất nên kiêng ăn ngô (dù là ngô luộc hay ngô rang)

Không kết hợp sắt cùng thuốc giảm mỡ

Với các mẹ sau sinh, vì muốn mau chóng quay về vóc dáng thon gọn ngày nào. Nhiều mẹ lựa chọn các loại thuốc giảm mỡ để sử dụng sau sinh. Tuy nhiên thuốc giảm mỡ như cholestyramine và colestipol có thể tương tác với viên sắt, làm giảm khả năng hấp thu sắt. Nếu sử dụng chung thuốc giảm mỡ kể trên cùng với sắt sẽ làm giảm hấp thu sắt từ 10-15%.

Các mẹ nên cân nhắc thật kỹ việc sử dụng các thuốc giảm mỡ sau sinh. Nên ưu tiên giảm mỡ bằng chế độ ăn uống phù hợp cùng chế độ tập luyện phù hợp. Đặc biệt lưu ý sau khi uống sắt không nên ăn gì để có sức khỏe và sự hấp thụ sắt tốt nhất.

Canxi và thực phẩm chứa nhiều canxi

Không nên uống canxi cũng như ăn các món giàu canxi ngay sau khi uống sắt. Mẹ biết đấy, canxi và sắt vốn là hai chất rất kỹ với nhau. Chúng gây cản trở khả năng hấp thu của chất còn lại khi chúng ta kết hợp 2 chất này với nhau. Chính vì vậy, sau khi uống sắt mẹ tuyệt đối không sử dụng các thực phẩm hoặc chế phẩm có chứa canxi. Nhóm thực phầm giàu canxi là tôm, cua; các loại sữa (bao gồm cả sữa chua), phômai… Đặc biệt với những mẹ đang sử dụng song song canxi và sắt, mẹ hãy uống canxi tối thiểu 2 tiếng sau khi uống sắt mẹ nhé.

Tăng cường hấp thu sắt như thế nào cho đúng?

Lượng sắt hấp thu vào cơ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Rất nhiều người bổ sung sắt với liều lượng cao tuy nhiên hàm lượng sắt được hấp thu vào cơ thể lại rất thấp. Do đó, tăng cường hấp thu sắt là việc làm rất quan trọng khi bổ sung vi chất này.

Lựa chọn sắt dễ hấp thu

Việc đầu tiên nên làm để tăng cường hấp thu sắt là lựa chọn loại sắt dễ hấp thu. Các sản phẩm sắt hiện nay thường chứa thành phần sắt hữu cơ hoặc vô cơ. Sắt vô cơ sẽ giải phóng ồ ạt các ion sắt, khiến các tế bào ruột sẽ hấp thu bị động vào trong máu, làm lượng ion sắt trong máu tăng cao. Điều này dẫn đến sắt bị lắng đọng tại dạ dày, ruột… gây tổn thương đường tiêu hóa và các tác dụng phụ khác như nóng trong, ợ chua, táo bón…

Ngược lại, sắt hữu cơ được hấp thu chủ động và có kiểm soát theo nhu cầu cơ thể vào trong máu. Sau đó đưa sắt về các cơ quan đích như tủy xương để sản xuất hồng cầu hoặc về dự trữ ở gan, nhờ đó không gây lắng đọng sắt ở tổ chức nội tiết, tim, gan. Khi được hấp thu đủ, lượng phức hợp sắt thừa sẽ bị đào thải qua đường tiêu hóa. Thông thường, sắt hữu cơ được đánh giá dễ hấp thụ và không gây táo bón. Do đó, chúng ta nên ưu tiên lựa chọn sắt có thành phần sắt hữu cơ để bổ sung nhé.

Sau khi uống sắt không nên ăn gì

Để bổ sung và hấp thu sắt tốt nhất, trước tiên cần lựa chọn viên sắt dễ hấp thu

Thời gian uống sắt tốt nhất trong ngày

Một trong những cách uống viên sắt để cơ thể hấp thu tốt nhất đó là xác định thời điểm uống sắt tốt nhất trong ngày cần được chú ý. Sắt được hấp thu tốt nhất vào buổi sáng, sau ăn 1-2h. Bạn nên chủ động ăn sáng đầy đủ và thực hiện uống sắt sau ăn nhé. Không nên uống sắt vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ vì thời điểm này cơ thể cần được nghỉ ngơi, uống sắt lúc này sẽ tăng khả năng khiến sắt bị lắng đọng trong cơ thể.

Ngoài ra, nếu bạn đang sử dụng đồng thời cả viên uống canxi thì nên uống canxi sau ăn sáng 1-2h và uống sắt sau khi uống canxi tối thiểu 2h nhé.

Kết hợp các thực phẩm giàu sắt

Để quá trình bổ sung sắt được hiệu quả, chúng ta nên kết hợp cân đối giữa việc ăn thêm các thực phẩm giàu sắt mỗi ngày và uống các loại thuốc bổ sung sắt. Sắt được tìm thấy trong rất nhiều các loại thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày như:

  • Các loại thịt nạc: Một trong những thực phẩm giàu sắt có thể kể tới như thịt bò, thịt gà…đây là thực phẩm khá phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam.
  • Gan động vật: Gan bòm gan lợn, gan gà chứa lượng sắt vô cùng dồi dào.
  • Các loại đậu: Thực phẩm chứa nhiều sắt còn có các loại đậu, ví dụ như đậu gà, đậu xanh, đậu đen.
  • Rau lá xanh: Các loại rau xanh như rau chân vịt, cải xoăn, bông cải xanh vừa bổ sung chất sắt đồng thời bổ úng protein, chất xơ, canxi, vitamin A và vitamin E rất tốt cho cơ thể

Sau khi uống sắt không nên ăn gì

Tăng cường thực phẩm giàu vitamin C

Một trong những cách để tăng cường hấp thụ sắt đó là tăng cường thực phẩm giàu vitamin C kết hợp với thời điểm bổ sung sắt. Bởi Vitamin C sẽ giúp tăng cường khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Những món giàu vitamin C có thể kể đến gồm cam, cà chua, bưởi, ớt chuông, dưa hấu hay dâu tây… có khả năng tăng hấp thụ sắt.

Các bằng chứng nghiên cứu cho thấy nạp 100 mg vitamin C sẽ giúp tăng khả năng hấp thụ sắt lên đến 4 lần. Do vậy, mẹ nên uống 1 ly nước cam cùng lúc với thời điểm uống sắt nhé.

Mẹ thấy không, để hấp thu tốt nhất khi uống sắt mẹ cần những lưu ý riêng, đặc biệt là việc nên ăn gì và không nên ăn gì để hấp thu tốt nhất có thể sắt cho cơ thể của mình.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn