Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng với chị em sau chuyển phôi. Vậy, sau chuyển phôi nên ăn trái cây gì bạn biết chưa?
Chế độ dinh dưỡng sau chuyển phôi quan trọng như thế nào?
Chế độ dinh dưỡng sau chuyển phôi đóng vai trò quan trọng duy trì thai kỳ khỏe mạnh
Theo các chuyên gia, chế độ dinh dưỡng sau chuyển phôi đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường khả năng mang thai và duy trì thai kỳ khỏe mạnh. Cụ thể:
- Hỗ trợ phát triển của phôi thai: Cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể có thể giúp phôi thai phát triển tốt và bám dính vào niêm mạc tử cung.
- Tăng cường miễn dịch: Một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ viêm nhiễm và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thai nghén.
- Cân bằng hormone: Dinh dưỡng hàng ngày sẽ giúp duy trì sự cân bằng của hormone nữ, điều này vô cùng quan trọng trong việc duy trì thai kỳ sau chuyển phôi và giúp hạn chế được tình trạng ốm nghén sau đậu thai.
- Phòng tránh dị tật thai nhi: Việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết trước và sau chuyển phôi sẽ giúp giảm nguy cơ mắc dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
- Hỗ trợ sự phát triển của thai nhi: Một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng hàng ngày giúp thai nhi phát triển toàn diện, từ hệ thống thần kinh, xương, cơ đến hệ tiết niệu,… và các cơ quan khác.
Mẹ sau chuyển phôi nên ăn trái cây gì?
Mẹ sau chuyển phôi nên ăn đa dạng các loại trái cây
Trái cây có nhiều dưỡng chất tự nhiên, vitamin hỗ trợ cho sức khỏe và giúp tăng khả năng kháng khuẩn cho cơ thể. Không chỉ riêng sau khi chuyển phôi mà ngay cả trước đó chị em cũng nên cung cấp cho cơ thể lượng hoa quả cần thiết mỗi ngày. Điều này tăng cường sức khỏe tổng thể và hỗ trợ thai kì khỏe mạnh.
Các loại trái cây sau khi chuyển phôi mẹ bầu nên ăn là:
- Cam: Với hàm lượng vitamin C cao, cam giúp tăng cường miễn dịch cho cả hai mẹ con. Đây cũng là loại trái cây mà mẹ không thể bỏ qua sau khi chuyển phôi.
- Bơ: Loại trái cây này chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin B, Kali,… rất tốt cho các mẹ sau khi chuyển phôi. Bên cạnh đó, loại trái cây này còn chứa chất béo giúp cho cơ thể dễ dàng hấp thụ được chất dinh dưỡng khác.
- Đu đủ chín: Chứa rất nhiều canxi, vitamin A, C, sắt,… giúp cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi rất tốt. Điều đặc biệt là loại trái này sẽ không có nhiều tinh bột nên khi mẹ ăn cũng không làm ảnh hưởng đến cân nặng.
- Táo đỏ: Các mẹ nên ăn táo vào sau bữa ăn chính để giúp bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.
- Lựu: Khi ăn lựu, mẹ bầu sẽ hạn chế được vấn đề như chóng mặt, mệt mỏi, thiếu máu sau khi chuyển phôi.
- Kiwi: Loại quả này có hơn 80 dưỡng chất có lợi cho mẹ và bé, giúp ngăn ngừa các nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cho trẻ.
- Chanh tươi: Trong chanh có rất nhiều các chất dinh dưỡng như magie, photpho, mangan, vitamin B6, A, C,… hỗ trợ huyết áp được duy trì ổn định, hạn chế xuất huyết bên trong, tăng cường mạch máu rất tốt. Với chanh mẹ nên pha nước uống là tốt nhất.
Thực đơn dinh dưỡng 7 ngày sau chuyển phôi đủ dưỡng chất
Thực đơn dinh dưỡng 7 ngày sau chuyển phôi
Nếu như chị em băn khoăn sau chuyển phôi nên ăn gì thì dưới đây là thực đơn đủ các nhóm chất dinh dưỡng bạn có thể tham khảo.
Ngày 1:
- Bữa sáng: Cháo cá chép và sữa không đường
- Bữa trưa: Cơm, thịt bò xào đậu bắp, rau luộc và 1 quả lê
- Bữa tối: Cơm, trứng gà rán, tôm rim, canh mồng tơi và 1 ly bơ dằm
Ngày 2:
- Bữa sáng: Phở bò
- Bữa trưa: Cơm, thịt gà, đậu bắp luộc, 1 lòng đỏ trứng và mía hấp
- Bữa tối: Cơm, cá chép hấp, bí xanh luộc và 1 quả táo
Ngày 3:
- Bữa sáng: Cháo chim bồ câu và 1 ly nước ép cam
- Bữa trưa: Cơm, thịt bò nướng, bắp cải xào và 2 quả kiwi.
- Bữa tối: Cơm, thịt lợn luộc, rau muống xào và 1 hộp sữa chua
Ngày 4:
- Bữa sáng: Cháo thịt băm và 1 hũ sữa chua
- Bữa trưa: Cơm, tôm rim, canh bí thịt băm và 1 quả táo
- Bữa tối: Cơm, tim lợn hầm, rau mồng tơi luộc, 1 cốc bơ dầm
Ngày 5:
- Bữa sáng: Cháo cá chép và 1 miếng dưa hấu
- Bữa trưa: Cơm, thịt bò kho, bông cải xanh luộc và 1 quả cam
- Bữa tối: Cơm, tôm hấp, canh bí đỏ và 1 hộp sữa chua
Ngày 6:
- Bữa sáng: Cháo chim bồ câu và sữa tươi vào bữa phụ
- Bữa trưa: Cơm, sườn non rim, canh rau cải và quả cam
- Bữa tối: Cơm, thịt gà rang, củ cải luộc và 1 quả chuối.
Ngày 7
- Bữa sáng: Bún bò và 1 ly sinh tố bơ vào bữa phụ
- Bữa trưa: Cơm, thịt lợn kho, rau cải nấu canh, 1 hộp sữa chua.
- Bữa tối: Cơm, cá hồi sốt cam, canh bí xanh hầm xương, quả nho
Ngoài các loại trái cây và thực đơn hàng ngày, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bà bầu, các chuyên gia khuyến cáo chị em cần sử dụng thêm viên uống bổ sung sắt nhằm chuẩn bị tốt cho quá trình mang thai. Bởi khi mang thai, cơ thể người mẹ cần lượng lớn sắt để cung cấp lượng oxy và máu nuôi dưỡng thai nhi. Uống đủ sắt sẽ hạn chế thiếu máu thiếu sắt cho mẹ sau này.
Viên sắt và axit folic cho bà bầu nhập khẩu Châu Âu
** Lưu ý: Lựa chọn viên sắt uy tín, chính hãng, sử dụng sắt đúng cách, đúng liều lượng để bổ sung sắt không gây táo bón và mang lại hiệu quả hấp thu tối ưu!
Hi vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp cho mẹ có cho mình một thực đơn hoàn chỉnh cho một thai kỳ trọn vẹn. Chúc mẹ khỏe mạnh!