Sau chuyển phôi thai sẽ bắt đầu làm tổ và phát triển trong tử cung của người mẹ. Do đó, các chị em nên nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý để giúp phôi thai sớm ổn định và phát triển. Vậy sau chuyển phôi có nên ngồi nhiều không?
Sau chuyển phôi có nên ngồi nhiều không?

Sau chuyển phôi các mẹ không nên ngồi nhiều
Sau quá trình chuyển phôi các mẹ nên vận động nhẹ nhàng sẽ giúp cho máu được lưu thông, khi lượng máu được lưu thông đến tử cung đầy đủ và hormone cũng như nguồn dinh dưỡng sẽ tới được phôi một cách hiệu quả. Vậy nên sau chuyển phôi các mẹ không nên ngồi nhiều vì việc ngồi nhiều kéo dài khiến chị em dễ căng thẳng, lo lắng, suy nghĩ tiêu cực, đặc biệt là làm tăng nguy cơ đối mặt với một số bệnh như:
- Dễ bị táo bón: Ngồi nhiều sẽ làm tăng áp lực lên vùng chậu, quá trình lưu thông máu đến tĩnh mạch ổ bụng cũng bị gián đoạn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, sẽ xuất hiện các triệu chứng như khó tiêu, đầy bụng, táo bón.
- Nguy cơ bệnh trĩ: Ngồi lâu khiến cho máu lưu thông đến các cơ quan kém, trong đó có cả trực tràng và hậu môn. Tình trạng kéo dài có thể làm cho mạch máu bị tắc nghẽn, tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng sẽ tạo điều kiện cho búi trĩ hình thành và phát triển. Ngoài ra với người bị sa búi trĩ, việc ngồi nhiều cũng khiến các mẹ phải đối mặt với cơn đau do trĩ gây ra.
- Ảnh hưởng xương sống: Ngồi nhiều sẽ tăng áp lực lên cột sống, khớp, gây quá tải cho một số dây chằng sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh xương khớp. Ngoài ra tư thế ngồi lâu còn khiến cho các mẹ phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh về cột sống như: Thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống,…
Những lưu ý sau quá trình chuyển phôi

Sau chuyển phôi các mẹ cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý
Sau quá trình chuyển phôi là khoảng thời gian quyết định các mẹ có thụ thai thành công hay không. Và Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc thụ thai sau chuyển phôi nên các mẹ cần lưu ý một số điều sau:
- Theo dõi sức khỏe: theo dõi tình hình sức khỏe của bản thân. Trong các trường hợp xuất hiện các triệu chứng như khó thở, đau bụng, ra máu âm đạo, sốt cao, buồn nôn hoặc nôn kéo dài …Các mẹ cần đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sỹ xử lý kịp thời.
- Nghỉ ngơi hợp lý: Sau khi chuyển phôi, bác sĩ thường khuyên bạn nên nghỉ ngơi ít nhất 24-48 giờ. Tuy nhiên, việc nghỉ ngơi không có nghĩa là bạn phải nằm im hoàn toàn mà chỉ cần tránh các hoạt động nặng nhọc hoặc căng thẳng.
- Hạn chế quan hệ tình dục: Sau khi chuyển phôi các cặp vợ chồng cũng nên hạn chế quan hệ tình dục. Bởi có thể gây ra co bóp tử cung khiến cho phôi thai bị đẩy ra ngoài.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng: Vậy sau chuyển phôi nên ăn gì? Để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho các mẹ chuẩn bị cho quá trình thụ thai thì cần bổ sung các loại dinh dưỡng bao gồm: các loại thực vật như trái cây, hoa quả tương, các loại thịt giàu protein (thịt bò, thịt gà, cá…), các loại ngũ cốc nguyên hạt…..
- Hoạt động nhẹ nhàng: Sau giai đoạn nghỉ ngơi ban đầu, bạn có thể tiếp tục các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ chậm hoặc làm việc nhẹ nhàng trong nhà. Tránh các hoạt động thể chất mạnh mẽ, tập gym, hoặc nâng vật nặng.
- Tâm lý thoải mái: Giữ cho tinh thần thoải mái, tránh lo lắng quá mức và stress. Điều này cũng rất quan trọng cho quá trình thụ thai.

Viên sắt và axit folic cho bà bầu – hỗ trợ cải thiện thiếu máu do thiếu sắt
Ngoài việc nghỉ ngơi đầy đủ, bổ sung dinh dưỡng với các thực phẩm tươi ngon, đa dạng, người mẹ cần kết hợp dùng thêm sắt và axit folic từ trước khi mang thai và dùng trong các giai đoạn thai kỳ để cung cấp hàm lượng vi chất cơ thể cần. Chú ý tìm mua loại sắt không gây táo bón, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, uy tín và bổ sung với hàm lượng tiêu chuẩn mỗi ngày.
Bài viết trên đã giúp tìm hiểu sau chuyển phôi có nên ngồi nhiều không. Chúc mẹ có thêm những kiến thức bổ ích sớm ngày thụ tinh thuận lợi và có sức khỏe tốt trong thời kỳ mang thai.