Trang chủ » Sau chuyển phôi bị sốt có sao không?

Sau chuyển phôi bị sốt có sao không?

(11/10/2024)

Nhiều cặp vợ chồng thường băn khoăn và lo lắng về quá trình chuyển phôi, đặc biệt là những dấu hiệu có thể gặp sau khi chuyển phôi. Vậy sau chuyển phôi bị sốt có sao không?

Rate this post

Phụ nữ sau chuyển phôi bị sốt có sao không?

Sau chuyển phôi bị sốt cũng có thể là một trong những dấu hiệu mang thai sớm ở phụ nữ. Bởi khi mang thai sức đề kháng của bà bầu bị kém đi khiến cơ thể dễ bị các vi khuẩn, virus xâm nhập và gây bệnh. Sau khi chuyển phôi thành công, thai nhi sẽ phát triển trong bụng mẹ điều này khiến cơ thể mẹ cần trao đổi chất nhiều hơn để đủ dinh dưỡng nuôi mẹ và con. Do đó quá trình trao đổi chất với cường độ mạnh mẽ hơn khiến nhiệt độ tăng cao so với bình thường dao động trong khoảng 37 độ C. Nếu nhiệt độ cơ thể tăng lên trong khoảng 20 ngày sau chuyển phôi, các mẹ đừng quá lo lắng. Vì đây cũng có thể là dấu hiệu có thai sau chuyển phôi.

Tuy nhiên, nếu tình trạng sốt cao trên 38 độ và đi kèm những dấu hiệu như: đau đầu, ra mồ hôi, rung mình và mất nước… thì cần đi khám sớm.  Bởi có thể đối với số trường hợp sốt không phải là dấu hiệu mang thai mà là do yếu tố bệnh lí gây nên. Vì vậy để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và thai nhi, tốt nhất nên đi khám khi bị sốt cao kéo dài để được điều trị kịp thời.

sau chuyển phôi bị sốt có sao không

Sốt có thể là một trong những dấu hiệu mang thai sớm ở phụ nữ

Những dấu hiệu nhận biết chuyển phôi thành công

Khoảng thời sau chờ đợi sau 2 tuần chuyển phôi đến khi làm test có thai, nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng khi chờ đợi hy vọng một kết quả khả quan. Vậy sau chuyển phôi mẹ có thể gặp những dấu hiệu mang thai như:

Ra 1 chút máu

Chảy 1 chút máu ở thời kỳ phôi thai làm tổ là một triệu chứng đầu tiên khi có thai. Nếu thấy chảy máu ít, dạng thấm giọt giấy vệ sinh thì đó có thể là một dấu hiệu báo có thai sớm. Tuy nhiên, nếu ra máu âm đạo bất thường và kéo dài 2 ngày thì chị em nên đi khám ngay.

Căng tức vòng 1:

Đau tức ngực, hơi sưng và đau ở đầu vú cũng có thể là dấu hiệu quá trình chuyển phôi đã thành công. Tuy nhiên, một số trường hợp cảm thấy đau và căng ngực trong chu kỳ kinh nguyệt.

Cảm giác mệt mỏi:

Dấu hiệu đã mang thai khi cơ thể mẹ bầu tiết ra lượng lớn hormone progesterone là nguyên nhân khiến mẹ mệt mỏi, luôn trong tình trạng buồn ngủ.

Trong trường hợp mẹ bị hạ huyết áp, dẫn tới chóng mặt khi bắt đầu mang thai, mẹ có thể uống nhiều nước và bổ sung thêm trái cây và nghỉ ngơi nhằm cải thiện tình trạng thiếu máu.

sau chuyển phôi bị sốt có sao không

Cảm giác mệt mỏi cũng là dấu hiệu mang thai sớm sau chuyển phôi

Bị chuột rút:

Theo thống kê cho thấy, có tới 30 – 35 % phu nữ bị chuột rút trong thời gian từ 6 đến 12 ngày sau thụ thai.

Đầy hơi:

Khi phôi đã được đưa vào tử cung và làm tổ trong niêm mạc tử cung để thự hiện quá trình thụ thai khiến phần bụng dưới của các mẹ bị chướng và đầy hơi thậm chí có cảm giác đau âm ỉ, râm ran. Đây cũng là dấu hiệu mang thai nên mẹ bầu có thể yên tâm.

Lưu ý: Trong giai đoạn này thai nhi vẫn đang làm tổ và chưa ổn định nên để thai bám chắc các mẹ cần nghỉ ngơi và đi lại nhẹ nhàng, tránh các hoạt động mạnh làm ảnh hưởng đến thai nhi

Dịch tiết âm đạo tăng:

Dịch tiết âm đạo có thể màu trắng, có mùi nhẹ, dịch nhầy trong hoặc vàng nhạt. tăng dịch tiết âm đạo có thể là quá trình chuyển phôi thành công.

Đi tiểu nhiều hơn:

Dấu hiệu mang thai sớm cơ thể bắt đầu sản xuất hormone hCG và progesterone, đồng thời thể tích máu tăng lên dẫn đến tình trạng buồn tiểu và đi tiểu nhiều hơn, đặc biệt là về đêm. Tuy nhiên khi kèm các dấu hiệu bất thường như: Đau bụng kéo dài, tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu máu có thể mẹ đang gặp vấn đề về tiết niêu và cần đi khám ngay

Buồn nôn:

Khi chuyển phôi thành công, sau 10 ngày mẹ bắt đầu đối mặt với những cơn ốm nghén và nhạy cảm với tất cả các mùi thức ăn và mùi lạ xung quanh.

Ngủ nhiều hơn:

Mẹ bầu sẽ cảm thấy buồn ngủ nhiều hơn, cơ thể uể oải. Tình trạng này có thể kéo dài đến hết thai kỳ.

Nhanh đói và thèm ăn hơn:

Một trong những dấu hiệu chuyển phôi thành công là mẹ cảm thấy đói và cảm giác thèm ăn mãnh liệt với một món ăn nào đó mà trước đây không quá yêu thích. Đồng thời có trường hợp cũng nhạy cảm hơn với một số mùi thức ăn nhất định.

Mẹ cần làm gì để tăng cơ hội thành công khi chuyển phôi?

sau chuyển phôi bị sốt có sao không

 Sau chuyển phôi cần tăng cường dinh dưỡng, ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm

Vậy sau chuyển phôi nên ăn gì? Để tăng cơ hội thụ thai thành công và tăng sức đề kháng của cơ thể, các mẹ nên bổ sung theo những thực phẩm được gợi ý dưới đây:

  • Thực phẩm giàu chất sắt có trong các thịt đỏ (Thịt bò, thịt lợn, thịt dê…), thịt gà, thịt ngan, cá, bông cải xanh…Vì sắt giúp cung cấp oxy cho máu và hỗ trợ phôi phát triển
  • Các loại rau xanh cung cấp nhiều chất oxy hóa, sắt và axit folic – Đây là những chất rất cần thiết sau khi chuyển phôi. Những chất này có trong các loại rau như: bina, cải thìa, bông cải xanh… Đồng thời chúng còn cung cấp protein và vitamin C giúp chất lượng trứng được cải thiện tốt hơn.
  • Các loại trái cây là nguồn cung cấp phong phú các chất sắt, kẽm, magie và kali có trong loại quả như: Chuối giàu mangan giúp điều hòa hormone, bơ có chất béo bão hòa đơn một môi trường rất thuận lợi sau chuyển phôi…
  • Bổ sung thực phẩm có protein để tăng cơ hội thụ thai thành công có trong: Cá, thịt, đậu, phô mai, sữa, các loại hạt, đậu…Riêng thịt đỏ và trứng nên tiêu thụ lượng vừa phải.
  • Duy trì thói quen tập luyện nhẹ nhàng và đều đặn có thể tạo sức đề kháng cho cơ thể và chống lại các bệnh cúm, ho, sốt.
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể, mỗi ngày ít nhất là 1,5 – 2 lít
  • Luôn giữ tinh thần ổn định, thoải mái và suy nghĩ tích cực

Ngoài ra, các chị em cũng nên hạn chế một số thực phẩm gây ảnh hưởng đến quá trình thụ tinh như:

  • Những thức ăn nhanh và thức ăn chế biến sẵn vì chứa nhiều chất bảo quản, đường và chất béo không tốt cho sức khỏe.
  • Hạn chế tiêu thụ cà phê, đồ uống có cồn và các chất kích thích khác
  • Không ăn đu đủ xanh, món ăn từ rau ngót, rau răm, nước dừa…để tránh phôi bị rụng trong quá trình phân chia tế bào.
  • Hạn chế tiêu thụ đồ ngọt và thực phẩm chứa nhiều đường
  • Tránh tiêu thụ những thực phẩm sống, hải sản sống hoặc thực phẩm có khả năng gây nhiễm trùng.
  • Hạn chế sự lo lắng và sợ hãi, lo âu

Sau chuyển phôi, chế độ dinh dưỡng đúng cách rất quan trong vừa tăng tỉ lệ phôi bám thành công vừa giúp cơ thể mẹ có sức đề kháng tốt hơn. Do đó, các mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là sắt, vitamin và axit folic. Tuy nhiên, cần lưu ý chọn viên sắt nào không gây táo bón, ưu tiên những sản phẩm chính hãng và uống đúng cách để mang lại nhiều hiệu quả tối ưu.

Viên sắt và axit folic cho bà bầu

Viên sắt và axit folic cho bà bầu – nhập khẩu Châu Âu chính hãng

Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp các mẹ biết được những dấu hiệu thụ thai thành công sau chuyển phôi và những điều cần hạn chế để có một cơ thể khỏe mạnh giúp cho quá trình chuyển phôi thành công các mẹ nhé.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36