Sau chuyển phôi bao lâu thì siêu âm được? Sau chuyển phôi mẹ nên tìm hiểu các mốc thăm khám thai, siêu âm để theo dõi quá trình phôi thai phát triển thành thai nhi.
Sau chuyển phôi bao lâu thì siêu âm được?
Mang thai là hành trình ý nghĩa, đếm ngược từng ngày để gặp con yêu, nhất là đối với mẹ thực hiện phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) để có thai. Hành trình tìm con gian nan nên mẹ có nhiều thắc mắc, băn khoăn quá trình phôi thai phát triển. Vậy sau chuyển phôi bao lâu thì siêu âm được? Thông thường, quá trình chuyển phôi thành công thì sau 14 ngày thai sẽ di chuyển về phía tử cung để làm tổ và phát triển. Đây cũng là cột mốc quan trọng trong các mốc khám thai IVF. Các bác sĩ thường khuyên mẹ có thể đi siêu âm khi thai nhi được 5-6 tuần tuổi.
Ngoài ra, mẹ cũng nên quan tâm các mốc khám thai trong quá trình mang thai bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm như:
- Khám thai giai đoạn 1: bao gồm 4 lần khám là sau 14 ngày chuyển phôi, mẹ sau khi chuyển phôi 21 ngày, sau chuyển phôi 28 ngày và lúc thai nhi được 11 tuần – 13 tuần 6 ngày. Mẹ chú ý trước khi thực hiện quá trình theo dõi thai IVF, mẹ cần thực hiện xét nghiệm beta HCG sau 14 ngày chuyển phôi để biết bản thân có mang thai hay không.
- Khám thai giai đoạn 2: mẹ thực hiện khám thai ở giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, các mốc khám thai mẹ nên lưu ý là tuần thai thứ 16-20, tuần 20-24 và từ tuần 24-28.
- Khám thai giai đoạn 3: mẹ thực hiện khám thai ở 3 tháng cuối thai kỳ, được tính từ tuần 29 đến tuần thai thứ 40. Lúc này, mẹ bầu đang mang thai IVF cần thường xuyên thăm khám thai và thực hiện siêu âm theo đúng chỉ định của bác sĩ. Các mốc thời gian mẹ cần chú ý đi thăm khám thai bao gồm tuần thai thứ 29 – 32, tuần 33 – 35 và tuần 36 – 40.
Mẹ chú ý 3 mốc khám thai trên chỉ phù hợp với trường hợp mẹ mang thai đơn và không kèm theo các yếu tố nguy cơ. Đối với mẹ mang thai kèm theo các yếu tố nguy cơ và xuất hiện các dấu hiệu bất thường thì cần thăm khám theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe thai kỳ.

Mẹ nên đi siêu âm khi thai nhi được 5-6 tuần tuổi
Lời khuyên cho mẹ sau chuyển phôi
Mẹ quan tâm lời khuyên cho mẹ sau chuyển phôi để có thai kỳ khỏe mạnh như:
- Khám thai đúng lịch hẹn của bác sĩ: mẹ thăm khám thai theo lịch hẹn của bác sĩ sẽ giúp kiểm soát và xử lý kịp thời với các vấn đề gặp phải. Mẹ đặc biệt chú ý phải thực hiện một số xét nghiệm phải thực hiện đúng tuần tuổi của thai nhi thì mới có ý nghĩa, nếu làm trước hoặc muộn hơn thì kết quả sẽ không được chính xác.
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng: em bé phát triển dựa vào nguồn dinh dưỡng từ mẹ. Sau chuyển phôi nên ăn gì, mẹ nên ăn đa dạng các loại thực phẩm trong chế độ ăn hằng ngày, tích cực ăn các thực phẩm giàu protein, các loại rau xanh, trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất,…
- Giữ tâm lý thoải mái: mẹ mang thai IVF thì hành trình sẽ gặp nhiều khó khăn, thay vì căng thẳng, stress, mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi, giữ tinh thần thoải mái, thư giãn để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé trong bụng.
- Vận động nhẹ nhàng: mẹ trong thời gian mang thai cần tránh vận động mạnh, tuy nhiên mẹ cũng không nên thường xuyên nằm nhiều, không vận động sẽ dẫn đến máu khó lưu thông, chuột rút, cơ thể nhức mỏi,…Do đó, mẹ nên vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga,…để vừa cảm thấy khỏe mạnh vừa thuận lợi cho quá trình sinh nở.

Mẹ sau chuyển phôi nên dành thời gian nghỉ ngơi, giữ tinh thần thoải mái, thư giãn
Lưu ý điều cần tránh cho mẹ sau chuyển phôi
Bên cạnh tìm hiểu sau chuyển phôi bao lâu thì siêu âm được, mẹ cũng cần chú ý những điều cần tránh sau chuyển phôi như:
- Tránh ăn những thực phẩm có hại: các loại thực phẩm chứa chất kích thích, đồ ăn quá chua, quá mặn, thực phẩm chứa nhiều đường, các chất bảo quản,…
- Hạn chế tiếp xúc với hóa chất gây hại: mẹ trong thời gian mang thai nên tránh làm việc trong môi trường chứa các hóa chất độc hại chẳng hạn như các sản phẩm vệ sinh hoặc làm đẹp.
- Kiêng quan hệ tình dục trong những ngày đầu sau chuyển phôi: mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng, tránh các hoạt động dể kích thích tử cung như quan hệ tình dục.
Giai đoạn đầu thai kỳ, chế độ dinh dưỡng rất quan trọng. Do đó, mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là sắt và axit folic. Tuy nhiên, cần lưu ý lựa chọn loại sắt nào không gây táo bón, ưu tiên sản phẩm chính hãng, uy tín, uống đúng cách để mang lại hiệu quả tối ưu!

Viên sắt và axit folic cho bà bầu – nhập khẩu châu Âu
Bài viết trên đã giúp tìm hiểu sau chuyển phôi bao lâu thì siêu âm được và những điều mẹ nên làm, nên tránh khi mang thai. Chúc mẹ bầu có sức khỏe tốt, thụ thai thành công và chờ ngày đón con yêu chào đời thuận lợi!