Trang chủ » Rau bám thấp tuần 22 có nguy hiểm không và những chú ý cho mẹ bầu

Rau bám thấp tuần 22 có nguy hiểm không và những chú ý cho mẹ bầu

(26/03/2021)

Nhau thai bám thấp là một hiện tượng rất được các mẹ bầu quan tâm. Không ít mẹ đã được bác sĩ chuẩn đoán nhau rau bám thấp tuần 22 liệu có hốt hoảng và lo âu. Hãy theo dõi bài viết để cũng tìm hiểu liệu nhưng nguy hiểm và chú ý cho mẹ bầu trong trường hợp này nhé.

Rate this post

Hiện tượng rau bám thấp tuần 22

Rau bám thấp tuần 22 hay hiện tượng nhau thai bám thấp thực chất là hiện tượng bất thường về vị trí bám của nhau thai. Bánh nhau đủ bình thường đủ ngày tháng nặng khoảng 500g, và bám ở mặt trước hoặc sau hoạch đáy tử cung. Ở những trường hợp bất thường, nhau có thể bám ở đoạn dưới của tử cung, nơi gần với cổ tử cung phụ nữ.

Tuy nhiên, nhau thai không cố định trong suốt quá trình mang thai, tuổi thai lớn dần lên cùng với hoạt động của tử cung phát triển, có thể làm nhau thai hết bám thấp. Mặt khác, cũng có trường hợp bánh nhau nằm ngay trước đường đi của thai khi sinh nên bác sĩ phải mổ lấy thai. Những mẹ bị rau thai thấp (không chỉ ở rau bám thấp tuần 22) thì rất dễ chảy máu vô cớ vùng âm đạo.

Rau bám thấp tuần 22 có nguy hiểm không và những chú ý cho mẹ bầu

Ở thai kỳ tuần 22, mẹ bầu nên hết sức quan tâm nếu được chỉ định thai thấp

Đối tượng nguy cơ bị nhau bám thấp

Bất cứ mẹ nào cũng có thể bị nhau thai thấp, tuy nhiên, theo nguyên cứu, các đối tượng sau đây có nguy cơ cao hơn hẳn:

  • Các mẹ đã từng mang thai, sinh con.
  • Có sẹo ở tử cung do phẫu thuật cắt u xơ tử cung, sinh mổ hoặc nạo phá thai.
  • Đang mang song thai hoặc đa bào thai.
  • Thai phụ lớn tuổi. ( lớn hơn 40 tuổi).
  • Thường xuyên sử dụng chất kích thích, chế độ sinh hoạt không lành mạnh.

Rau bám thấp tuần 22 có nguy hiểm không?

Tùy vào vị trí bám của nhau thai mà mức độ nguy hiểm khác nhau. Thông thường, các dấu hiệu nhận biết rau thai thấp chủ yếu thể hiện ở 3 tháng cuối thai kỳ, ở tuần 22 các mẹ cũng có thể nhận thấy được một vài đặc điểm. Tuy nhiên, với công nghệ y học hiện đại như ngày nay, các mẹ có thể phát hiện được bất thường về nhau thai ngay cả trong những tuần đầu mà không cần chờ tới khi có triệu chứng.

Và dù được phát hiện ở tuần 22 hay sớm hơn thì sự bất thường của nhau thai cũng khiến mẹ và bé đối mặt với những nguy cơ nhất định.

Đối với mẹ bầu

  • Thiếu máu
  • Xuất huyết khi sinh
  • Gia tăng nguy cơ sinh mổ cao

Đối với thai nhi

  • Thai nhi chậm phát triển
  • Sinh sớm
  • Ngôi thai không thuận

Rau bám thấp tuần 22 có nguy hiểm không và những chú ý cho mẹ bầu

Vị trí bánh nhau khác nhau có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé

Như phân tích ở trên, nhau bám thấp có thể dẫn đến nguy cơ chảy máu, bà bầu thiếu máu  thiếu sắt, sinh mổ..Tuy nhiên vị trí bám của rau thai vẫn còn có thể thay đổi kể cả tuần 22. Điều đáng lo ngại là nếu rau thai xuống quá thấp ở thời điểm này, gây xuất huyết âm đạo thì mẹ bầu phải ngay lập tức tới cơ sở y tế gần nhất. Sự tư vấn của bác sĩ càng sớm càng giúp mẹ và bé đảm bảo an toàn.

Những điều cần chú ý rau bám thấp tuần 22

Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ

Khi được chẩn đoán là nhau thai bám thấp, mẹ bầu nên giữ tâm lý thoải mái. Vì tình trạng nhau thai thấp được phát hiện ở rất nhiều sản phụ khác. Và dù ở tuần 22, nhau thai cũng sẽ có khả năng thay đổi vị trí, mẹ vẫn có thể sinh thường và sinh hoạt hàng ngày.

Và vì sự thay đổi là thường xuyên, nên mẹ hãy đặt lịch khám đều đặn để bác sĩ điều chỉnh và tư vấn kịp thời. Tránh để tình trạng thai xuống quá thấp có thể gây xuất huyết nặng ở mẹ bầu.

Chế độ ăn dinh dưỡng

Rau bám thấp tuần 22 có nguy hiểm không và những chú ý cho mẹ bầu

Cần cung cấp đầu đủ các dưỡng chất khi nhau thai bám thấp

Tất cả mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ bao gồm các nhóm dưỡng chất như: chất bột, đạm, chất béo, vitamin, các khoáng chất tự nhiên. Một số chất quan trọng trong thai kỳ của mẹ bầu nói chung và mẹ bị rau thai thấp là:

  • Canxi: từ thực phẩm giàu canxi như sữa, trứng, tôm, cua,..vì mỗi ngày mẹ cần bổ sung khoảng 1000mg canxi để đảm bảo hoạt động bình thường.
  • Sắt và acid folic: đặc biệt quan trọng trong sức khỏe thai kỳ. Nguy cơ mẹ bầu thiếu máu là rất cao nên ngoài các thực phẩm giàu sắt cho bà bầu trong bữa ăn hàng ngày, các mẹ nên bổ sung thêm sắt hữu cơ từ các cơ sở uy tín, chất lượng.
  • Omega3 và DHA: giúp tăng cường phát triển trí não thai nhi. Mẹ nên bổ sung trong các bữa ăn nhẹ nhóm thực phẩm giàu omega3 và DHA như quả óc chó, ngũ cốc nguyên hạt…

Nói tóm lại, tuần thứ 22 là tuần thai kỳ hết sức nhạy cảm. Để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé, mẹ bầu không nên bỏ qua bất kỳ những dấu hiệu bất thường nào. Đặc biệt là khi đã được chẩn đoán rau thai bám thấp nhé!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn