Mẹ ra sữa non khi mang thai có sao không?

(17/03/2023)

Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu có rất nhiều thay đổi, từ những thay đổi nhỏ trong cơ thể đến những thay đổi lớn mà mẹ có thể dễ dàng nhận ra. Ra sữa non khi mang thai có sao không là thắc mắc của nhiều mẹ bầu khi thấy bầu vú xuất hiện sữa non ngay trong thời gian mang thai.

Rate this post

Mẹ ra sữa non khi mang thai có sao không?

Sữa non là loại sữa đầu tiên tiết ra sau khi em bé chào đời. Sữa non có nguồn dinh dưỡng dồi dào và nhiều kháng thể tự nhiên giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, hỗ trợ đường tiêu hóa và ngăn ngừa các loại bệnh cho trẻ sơ sinh. Ở rất nhiều mẹ bầu xuất hiện sữa non ngay trong thời gian mang thai. Đây cũng là mối lo của nhiều chị em khi thấy mình bị rỉ sữa non. Vậy câu hỏi được đặt ra là ra sữa non khi mang thai có sao không

Thực tế, việc ra sữa non khi mang thai là thay đổi rất bình thường ở nhiều mẹ bầu, đây không phải là dấu hiệu bệnh lý và không ảnh hưởng xấu tới sức khỏe mẹ và thai nhi. Dấu hiệu có sữa non là đầu ti của mẹ xuất hiện những mụn trắng, ngực căng hơn và có thể đau, sữa rỉ ra đóng vảy ở đầu vú hoặc có thể gây ướt áo ngực mẹ mặc hằng ngày.

Thông thường khi mang thai đến khoảng 24 – 28 tuần sữa non sẽ được hình thành trong cơ thể mẹ và tiết ra nếu được kích thích. Tuy nhiên nếu mẹ gặp trường hợp rỉ sữa non quá sớm vào tháng thứ 4, 5 của thai kỳ thì nên đến ngay cơ sở y tế để thăm khám. Bởi sữa non tiết quá sớm có thể là dấu hiệu cảnh báo thai nhi lưu, sinh non hoặc bất thường khi phát triển nhau thai.

Mẹ ra sữa non khi mang thai có sao không?

Mẹ ra sữa non khi mang thai là hiện tượng sinh lý bình thường

Ra sữa non khi mang thai có phải sắp sinh không?

Đối với những mẹ bầu bước vào 3 tháng cuối thai kỳ thường rất lo lắng về những thay đổi của bản thân trong đó việc tiết sữa non khiến các mẹ phân vân không biết có phải dấu hiệu sắp sinh hay không?

Việc tiết sữa non là hiện tiện bình thường do tuyến vú hoạt động mạnh mẽ để chuẩn bị sữa cho bé sắp chào đời. Khi mẹ mang thai, nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể khá cao nên đã kiểm soát lượng sữa mẹ sản sinh. Tuy nhiên, từ tháng thứ 7 trở đi, nồng độ prolactin – hormone chịu trách nhiêm sản xuất sữa mẹ ở cơ thể mẹ sẽ vượt xa mức estrogen và progesterone. Việc này khiến tình trạng tiết sữa non xảy ra.

Rất nhiều mẹ có sữa non ở tháng thứ 9 thì nên sẵn sàng chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ sắp tới. Tuy nhiên rất nhiều mẹ có sữa non từ tháng thứ 7 cũng không nên quá lo lắng. Đây không phải là dấu hiệu sắp sinh mà chỉ là một trong những thay đổi giúp mẹ quen dần với việc tiết sữa sau sinh.

Mẹ ra sữa non khi mang thai có sao không?

Ra sữa non khi mang thai chưa phải là sắp sinh

Những việc mẹ nên làm và không nên làm khi có sữa non khi mang thai

Chảy sữa non khi mang thai nên làm gì?

  • Mẹ nên chọn các loại áo bằng chất liệu cotton, mềm mại, co dãn và có kích thước phù hợp với bầu ngực của mẹ.
  • Vệ sinh bầu ngực bằng nước ấm và khăn bông mềm. Lau và vệ sinh bầu ngực nhẹ nhàng để loại bỏ mồ hôi và vi khuẩn đọng lại trên da.
  • Nếu sữa rỉ ra nhiều làm ướt áo và khiến mẹ khó chịu thì mẹ nên thay áo lót thường xuyên hoặc sử dụng tấm lót sữa ở bên trong ngực và vệ sinh bầu ngực.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh lo lắng, tiêu cực ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.
  • Ăn uống đủ dinh dưỡng để mẹ và thai nhi có đủ dưỡng chất vào 3 tháng cuối. Đặc biệt bổ sung DHA, sắt, canxi bằng cách kết hợp ăn uống và uống viên vi chất phù hợp. 3 tháng cuối, mẹ có thể uống 2 viên canxi mỗi ngày nếu hàm lượng trong 1 viên không cung cấp đủ nhu cầu canxi của cơ thể.

bổ sung sắt canxi dha cho mẹ bầu 3 tháng cuối

Bộ 3 viên uống sắt canxi DHA cho bà bầu và sau sinh nhập khẩu từ Châu Âu

Mẹ tránh làm những việc sau khi có sữa non

  • Tránh mặc những chiếc áo bó chặt sẽ gây ra hiện tượng nhức ngực, vướng víu khiến mẹ khó thở.
  • Tránh nặn sữa non khi mang thai. Việc nặn không đúng cách sẽ gây hiện tượng nhiễm trùng hoặc viêm vú.
  • Tránh kích thích đầu vú bởi ngực mẹ bầu rất nhạy cảm việc kích thích quá mức, nếu tác động nhiều vào đầu vú có thể gây nên các cơn co tử cung, dễ chuyển dạ sớm.

Mẹ ra sữa non khi mang thai có sao không đã được giải đáp trong bài viết trên. Mong rằng các mẹ chủ động hơn trong việc chăm sóc bản thân, tìm hiểu thêm về chuyển dạ, ăn uống như thế nào cho đúng, bổ sung sắt, DHA, canxi cho bà bầu dạng viên như thế nào, … để có đủ kiến thức và kinh nghiệm đón em bé chào đời.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Bộ 4 vi chất Sắt – Axit Folic, Canxi D3, DHA và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu – sau sinh nhập khẩu Châu Âu chính hãng
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe:
– Chela – Ferr Forte được nhập khẩu nguyên hộp từ Châu Âu, có chứa sắt Ferrochel ở dạng axit amin Chelate và Axit Folic. Hỗ trợ bổ sung và dễ hấp thụ sắt. Hỗ trợ cải thiện thiếu máu do thiếu sắt.
– Chela – Ferr Forte đã được nghiên cứu lâm sàng chứng nhận hiệu quả: Trên 90% phụ nữ mang thai đã hoàn toàn hết thiếu máu và cải thiện đáng kể tình trạng thiếu máu. 100% trường hợp thiếu máu nhẹ đã hết thiếu máu
– Chela – Calcium D3 có chứa calcium amino acid chelate Albion® giúp bổ sung canxi và vitamin D3, hỗ trợ hệ xương chắc khỏe.
– Gold DHA cung cấp DHA và Axit Folic cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
– Prenalen với thành phần từ Kẽm, Vitamin C và các chiết xuất tự nhiên: tỏi khô, mâm xôi đỏ, … giúp bổ sung vitamin và khoáng chất, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ nâng cao sức khỏe cho mẹ bầu, mẹ cho con bú, người cần tăng cường sức đề kháng. – Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. – Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.
GPQC: 01343/2018/ATTTP-XNQC; 2141/2020/ATTP-XNQC; 2144/2020/XNQC-ATTP; 3705/2020/XNQC-ATTP

 

Quét mã QR nhắn tin bằng ZALO trên điện thoại

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn