(17/01/2021)
Phụ nữ đang có bầu bị khô môi mang lại cảm giác khó chịu cho các chị em. Tuy nhiên đó có phải là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm không? Câu trả lời về hiện tượng khô môi ở bà bầu dược chúng tôi giải đáp trong nội dung dưới đây của bài viết.
Bị khô miệng khi mang thai bà bầu không nên chủ quan, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những chứng bệnh nguy hiểm với sức khỏe thai kỳ. Có thể kể đến:
Khô môi do tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng bà bầu bị tiểu đường trong thai kỳ, giảm dần sau sinh và có thể điều trị cho khỏi bệnh. Tiểu đường thai kỳ là một trong những nguyên nhân khiến bà bầu bị khô miệng.
Nguyên nhân vì lượng đường tăng lên khiến lượng nước bị giảm đi. Đồng thời thiểu đường cũng khiến bà bầu thường xuyên đi tiểu, gây mất nước nhiều hơn. Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ ngoài khô môi còn bị đau rát miệng, thường xuyên cảm thấy khát nước,…
Phụ nữ có bầu bị khô môi có thể là dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ
Mẹ bầu bị khô môi do thiếu máu
Bà bầu bị thiếu máu thiếu sắt thường kèm với lở mép, khô họng, lưỡi bị nóng rát,… Nguyên nhân bà bầu thiếu máu dẫn đến khô môi là do não bộ giảm bớt lượng máu cung cấp đến bộ phận này để tập trung vận chuyển máu đến những bộ phận quan trọng hơn trên cơ thể như não, tim, phổi,…
Bà bầu bị tăng huyết áp dẫn đến khô môi
Trường hợp bà bầu bị khô miệng kết hợp với các cơn đau đầu dữ dội thường xuyên xuất hiện thì đó là dấu hiệu cho thấy bà bầu bị tăng huyết áp. Huyết áp tăng quá cao có thể khiến bà bầu bị tiền sản giật, sản giật. Thai nhi sẽ bị chậm phát triển hoặc nguy hiểm hơn là thai chết lưu.
Bà bầu cần theo dõi huyết áp thai kỳ thường xuyên, đều đặn để nhanh chóng điều trị, đưa về trạng thái huyết áp bình thường, ngăn ngừa những tai biến nguy hiểm, không đáng có cho bà mẹ và thai nhi.
Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng. Ngoài là biểu hiện của một số bệnh nguy hiểm, hầu hết các bà bầu đều bị khô môi do:
Do cơ thể bị mất nước
Thời gian mang thai bà bàu cần bổ sung nhiều nước hơn để cung cấp đủ cho bản thân và thai nhi. Tuy nhiên không nhiều bà bầu chú trọng bổ sung thêm nước. Thiếu nước khiến bà bầu bị khô môi. Nguy hiểm hơn thai nhi có thể bị các dị tật bẩm sinh hoặc bị sinh non do bà bầu không bổ sung đủ nước tỏng thời gian dài.
Bà bầu bị khô môi do cơ thể không được cung cấp đủ nước
Do tác dụng phụ của một số loại thuốc
Tác dụng phụ điểm hình của một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm, thuốc giãn phế quản là khiến môi bị khô. Khi bị khô môi do uống thuốc và cảm thấy rất khó chịu bà bầu hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu có ý định đổi loại thuốc. Tuyệt nhiên không nên tự ý ngừng uống thuốc, gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe và quá trình điều trị.
Do tỷ lệ trao đổi chất cao hơn
Các hoạt động trao đổi chất của cơ thể như tiêu hóa thức ăn, sản xuất năng lượng cho hoạt động của cơ thể đều tăng cao hơn rất nhiều trong thai kỳ. Cơ thể bà bầu phải sử dụng nhiều nước cho các hoạt động này. Nếu không được bổ sung đủ nước bà bầu sẽ bị khô miệng. Mỗi ngày bà bầu cần uống ít nhất 2.5l nước để không bị khô môi.
Vì lượng máu tăng lên
Mang thai là một hành trình kỳ diệu, nhưng cũng đi kèm với những thay đổi sinh lý đáng kể. Một trong số đó là sự gia tăng thể tích máu lên đến 50%, khiến thận phải làm việc vất vả hơn để lọc máu. Điều này dẫn đến việc bà bầu phải đi tiểu tiện thường xuyên hơn, gây mất nước và khô miệng. Để khắc phục tình trạng này, mẹ bầu nên uống viên sắt dành cho mẹ bầu với nhiều nước. Việc này không chỉ giúp giảm triệu chứng khô miệng khó chịu mà còn bổ sung lượng sắt cần thiết cho cơ thể, hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.
Bà bầu nên uống sắt với nhiều nước để giảm triệu chứng khô môi và bổ sung đủ sắt
Vì bà bầu bị tưa miệng
Bà bầu bị khô môi do nấm Candida albicans phát triển gây tưa miệng. Khi cơ thể không dược cung cấp đủ lượng vi chất cần thiết, hệ miễn dịch suy giảm sẽ khiến nấm Candida albicans, vốn chỉ có 1 lượng rất nhỏ, phát triển mạnh mẽ. Khi nấm Candida albicans quá nhiều sẽ gây ra bệnh tưa miệng ở bà bầu. Đây cũng là nguyên nhân khiến bà bầu bị khô môi.
Phụ nữ có bầu bị khô môi rất dễ ngăn ngừa và điều trị. Tuy vậy, biến chứng của khô môi khi mang thai cũng rất nguy hiểm. Ngay khi bị khô môi kéo dài hay khô môi kết hợp với 1 số hiện tượng khác thường các chị em nên chủ động đi khám để theo dõi và điều trị kịp thời.
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ