Trang chủ » Phù chân khi mang thai: nguyên nhân và cách điều trị

Phù chân khi mang thai: nguyên nhân và cách điều trị

(23/05/2021)

Phù chân là hiện tượng thường gặp ở rất nhiều mẹ bầu nhất là vào những tháng cuối thai kì. Phù chân gây nên nhiều phiền toái cho mẹ bầu và cũng là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng phù chân khi mang thai và cách điều trị.

Rate this post

Phù chân khi mang thai là gì?

Phù chân là hiện tượng sinh lý bình thường ở thai phụ, phù chân có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ, tùy thuộc vào cơ địa từng mẹ bầu, nhưng phù chân tay khi mang thai tháng cuối sẽ phổ biến hơn trong thai kỳ. Lúc này do trọng lượng thai nhi ngày càng to, chiếm một thể tích lớn trong khoang bụng người mẹ, tạo sức ép lớn lên tĩnh mạch dưới khiến máu khó lưu thông, gây phù nề.

Bị phù chân khi mang thai biểu hiện rõ ràng nhất là phần từ cổ chân trở xuống, ở bàn chân bị sưng lên, phù nề, không gây đau đớn nhưng bất tiện và không thoải mái trong hoạt động hàng ngày. Chân mẹ bị phù nề, to hơn bình thường rất nhiều, đôi khi chân có màu đỏ thẫm trông rất mất thẩm mỹ.

Phù chân khi mang thai: nguyên nhân và cách điều trị

Phù chân là hiện tượng thường gặp đối với nhiều mẹ bầu

Nguyên nhân dẫn đến phù chân khi mang thai

Phù chân khi mang thai là hiện tượng khá thường gặp những ít các mẹ hiểu được nguyên nhân thực sự dẫn đến tình trạng này. Nguyên nhân dẫn đến phù chân khi mang thai bao gồm:

  • Trong quá trình mang thai, để đáp ứng nhu cầu dưỡng chất cho thai nhi phát triển cần bổ sung sắt cho mẹ bầu để sản xuất lượng máu nhiều hơn. Cơ thể người mẹ sẽ sản xuất lượng máu và chất lỏng nhiều hơn 50% so với bình thường nhằm giúp nuôi dưỡng thai nhi. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây phù nề ở phụ nữ mang thai.
  • Khi thai càng lớn, tử cung của bạn cũng sẽ lớn hơn, gây nên áp lực, chèn lên tĩnh mạch chủ dưới, đây là những tĩnh mạch có nhiệm vụ bơm máu từ chi dưới về tim, khi sức ép càng lớn thì máu sẽ dồn nhiều ở chân, gây hiện tượng phù, nhất là vị trị bàn chân, mắt cá.
  • Sự thay đổi hormon trong thai kỳ cũng đóng vai trò quan trọng gây nên hiện tượng phù. Hormon trong cơ thể bạn thay đổi khiến cho thành mạch trở nên mềm hơn, điều này gây khó khăn cho tĩnh mạch trong quá trình vận chuyển máu từ chi dưới về tim.

Ngoài ra, mẹ bầu còn có thể bị phù chân nghiêm trọng hơn do những yếu tố sau:

  • Thời tiết nóng bức
  • Hấp thụ quá nhiều muối
  • Đứng trong thời gian dài
  • Chế độ ăn uống thiếu kali
  • Hoạt động thể chất trong nhiều ngày
  • Uống nhiều cà phê hoặc thức uống chứa caffeine

Phù chân khi mang thai: nguyên nhân và cách điều trị

Thai nhi càng lớn càng khiến tình trạng phù chân trở nên nghiêm trọng

Mẹ bầu phù chân khi mang thai cần phải làm gì?

Phù chân là tình trạng khó tránh khỏi ở phụ nữ mang thai, khiến cuộc sống của mẹ bầu gặp nhiều khó khăn, bất tiện. Vì thế, mẹ nên có những biện pháp để giảm thiểu tình trạng phù chân khi mang thai cũng như ứng phó tốt với nó để không còn ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Mẹ có thể áp dụng những biện pháp chăm sóc bà bầu dưới đây để giảm bớt tình trạng phù nề chân:

  • Hạn chế đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu. Khi ngồi không nên vắt chéo chân mà hãy duỗi thẳng chân để máu dễ dàng lưu thông.
  • Khi ngủ nên kê cao chân bằng gối để máu lưu thông về tim dễ dàng hơn
  • Mát xa chân để giảm phù nề và giảm tình trạng chuột rút thường gặp ở mẹ bầu.
  • Khi ngủ hãy nằm nghiêng sang bên trái để tử cung không chèn ép vào tĩnh mạch ở khung chậu làm giảm áp lực từ tĩnh mạch chủ khi vận chuyển máu từ chân về tim.
  • Mặc quần áo thoải mái, không mặc bó sát vì có khả năng cản trở lưu thông máu
  • Không nên đi giày cao gót. mẹ hãy chọn những đôi giày bệt, giày thể thao thoải mái
  • Hạn chế đeo tất, vì tất có thể cản trở khả năng lưu thông máu, nhất là những đôi tất có dây buộc chặt ở mắt cá chân hay bắp chân. Nếu thời tiết lạnh quá, mẹ hãy chọn những đôi tất thoải mái dành cho bà bầu
  • Vận động nhẹ nhàng bằng những bài tập tốt cho mẹ bầu như yoga, bơi lội, đi bộ… chúng sẽ giúp máu được lưu thông dễ dàng hơn.
  • Nên uống nhiều nước vì nếu để cơ thể mất nước nó sẽ phải cố gắng để giữ nước khiến cho tình trạng phù nề trầm trọng hơn.
  • Trước khi đi ngủ mẹ bầu nên ngâm chân bằng nước ấm khoảng 10 -15 phút để được thư giãn và cũng giúp máu tuần hoàn tốt hơn, cải thiện tình trạng phù nề.
  • Bổ sung trong bữa ăn hằng ngày những thực phẩm giàu natri và kali. Những thực phẩm mẹ có thể bổ sung như cam, cải bó xôi, chuối, sữa chua, dưa hấu, các sản phẩm từ đậu nành…
  • Hạn chế ăn mặn và các thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ vì chúng là những yếu tố dễ gây nên phù nề.
  • Hạn chế sử dụng cafe, trà vì chúng có xu hướng gây trữ nước nhiều hơn.

Phù chân khi mang thai: nguyên nhân và cách điều trị

Sử dụng các loại vitamin tổng hợp cho bà bầu đảm bảo sức khỏe của mẹ trong tha kì

Tình trạng bà bầu bị phù chân có thể khiến mẹ cảm thấy khó chịu hoặc thậm chí không tự tin. Phù chân khi mang thai có thể hoàn toàn được cải thiện nếu mẹ bầu chú ý trong chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt hằng ngày.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn