Trang chủ » Phù chân khi mang thai nên làm gì để cải thiện?

Phù chân khi mang thai nên làm gì để cải thiện?

(21/09/2024)

Phù chân khi mang thai gây khó chịu và mẹ bầu luôn mong muốn tìm ra giải pháp cải thiện. Vậy phù chân khi mang thai nên làm gì để cải thiện, bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ tìm hiểu một số giải pháp hữu ích.

Rate this post

Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân mẹ bị phù chân khi mang thai

Phù chân có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào khi mang thai, xong, mẹ thường gặp hiện tượng này nhất ở 3 tháng cuối. Dấu hiệu giúp mẹ nhận biết bị phù chân như sau:

  • Biểu hiện rõ nhất từ phần cổ chân trở xuống, đặc biệt bàn chân phù nề, sưng to, tăng kích thước thấy rõ trong khoảng thời gian ngắn.
  • Chân mẹ bị to hơn so với bình thường, đôi khi có màu đỏ thẫm trông mất thẩm mỹ.
  • Mẹ thường không có cảm giác đau đớn nhưng sẽ thấy bất tiện và không thoải mái trong hoạt động.

Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng phù chân mẹ nên biết như sau:

  • Lượng máu và chất lỏng khi mang thai tăng: cơ thể mẹ sản xuất chất lỏng và máu hơn 50% so với bình thường để đảm bảo thai nhi được nuôi dưỡng tốt nhất nên khiến tích tụ nhiều chất lỏng, gây phù nề.
  • Thai lớn chèn ép lên tĩnh mạch chủ dưới: em bé lớn kèm theo lượng dịch ối nhiều khiến tử cung lớn gây chèn ép lên tĩnh mạch chủ dưới. Từ đó lượng máu bơm từ chi dưới về tim yếu, máu dồn nhiều ở chân dẫn đến phù.
  • Sự thay đổi hormone: nhất là hormone sinh dục giữ vai trò nuôi dưỡng thai, những hormone này khiến thành mạch trở nên mềm hơn, tĩnh mạch khó vận chuyển máu từ chân về tim hơn.

Xong, mẹ bị phù chân còn do một số yếu tố như: thiếu kali, thừa natri, làm việc nặng nhọc, thường xuyên đi giày cao gót, đứng quá lâu do tính chất công việc, thời tiết nắng nóng,…

Phù chân khi mang thai nên làm gì để cải thiện?

Phù chân là hiện tượng kích thước cổ chân, bàn chân lớn hơn so với bình thường

Mẹ bị phù chân khi mang thai nên làm gì?

Biết được nguyên nhân bị phù chân, sau đây sẽ gợi ý một số giải pháp ở câu hỏi phù chân khi mang thai nên làm gì để cải thiện của mẹ.

Gợi ý cách giảm thiểu phù chân khi mang thai nên biết

Phù chân khi mang thai nên làm gì để cải thiện?

Mẹ có thể cải thiện phù chân bằng cách massage, hạn chế tiêu thụ natri, tăng bổ sung kali,…

Ngoài các nguyên nhân chính, tình trạng phù chân khi mang thai còn có thể bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt và một số yếu tố khác như tiêu thụ quá nhiều natri, thiếu kali, đứng hoặc ngồi quá lâu… Tuy nhiên, mẹ bầu hoàn toàn có thể kiểm soát và cải thiện tình trạng này bằng một số biện pháp đơn giản sau:

Điều chỉnh chế độ ăn

  • Hạn chế tiêu thụ natri: Bà bầu bị phù chân nên kiêng ăn gì? Tránh xa các thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp, muối chua vốn chứa nhiều natri. Mẹ nên kiểm soát lượng muối nêm nếm và thay thế bằng các loại gia vị thảo mộc tự nhiên như kinh giới, hương thảo, húng tây… để món ăn thêm phần hấp dẫn.
  • Tăng bổ sung kali: Bổ sung các thực phẩm giàu kali như chuối, các loại đậu, khoai lang, khoai tây, sữa chua, cá hồi, nước ép trái cây… Kali giúp cân bằng dịch trong cơ thể, giảm tình trạng tích nước.
  • Uống đủ nước mỗi ngày: Duy trì lượng nước uống từ 2,5-3 lít mỗi ngày không chỉ giúp đào thải muối thừa, độc tố mà còn hỗ trợ lọc dịch dư thừa ra khỏi cơ thể.
  • Hạn chế sử dụng trà, cafein: Caffeine trong trà và cà phê có thể khiến cơ thể giữ nước nhiều hơn. Thay vào đó, mẹ nên uống sữa, nước ép trái cây để bổ sung dưỡng chất và tăng cường sức khỏe.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

  • Ngủ đúng tư thế: Nằm nghiêng về bên trái và kê cao chân khi ngủ giúp máu lưu thông về tim dễ dàng hơn, giảm phù nề.
  • Mặc trang phục phù hợp: Chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát, tránh mặc đồ bó sát và hạn chế đeo tất bó để không cản trở lưu thông máu. Mẹ cũng nên ưu tiên giày bệt, giày thể thao thay vì giày cao gót.
  • Ngâm chân bằng nước ấm hoặc massage: Ngâm chân bằng nước ấm khoảng 10-15 phút trước khi đi ngủ kết hợp massage nhẹ nhàng giúp thư giãn và cải thiện tuần hoàn máu.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng: Đi bộ nhẹ nhàng hoặc tập yoga với các tư thế phù hợp cho bà bầu không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thể mà còn giúp giảm phù chân hiệu quả.

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ khi mang thai

Phù chân khi mang thai nên làm gì để cải thiện?

Bộ tứ Châu Âu bổ sung sắt, canxi, DHA và hỗ trợ tăng cường đề kháng cho mẹ bầu, mẹ sau sinh

Bên cạnh tìm hiểu phù chân khi mang thai nên làm gì, mẹ cũng cần chú ý chế độ dinh dưỡng để có sức khỏe tốt. Ngoài xây dựng chế độ ăn khoa học, mẹ cũng nên sử dụng thêm thực phẩm bổ sung vi chất thiết yếu như sắt và axit folic cho bà bầu, canxi, DHA,…

Mẹ cần lưu ý lựa chọn sản phẩm chính hãng tại địa điểm uy tín tránh trường hợp hàng giả ngày càng tràn lan trên thị trường. Hỏi ý kiến bác sĩ để bổ sung đúng liều lượng tránh cung cấp thừa hoặc thiếu đều không tốt cho sức khỏe. Mẹ nên ưu tiên sử dụng viên uống hữu cơ để tránh tình trạng nóng trong, táo bón, chọn mua sản phẩm được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, hàng nhập khẩu chọn viên uống có công ty phân phối độc quyền tại Việt Nam.

Bài viết trên đã giúp mẹ giải đáp phù chân khi mang thai nên làm gì để cải thiện và dấu hiệu, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Chúc mẹ luôn giữ được sức khỏe tốt, vượt cạn thành công và nuôi dạy bé yêu lớn khôn khỏe mạnh. 

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36