Trang chủ » Phù chân khi mang thai 3 tháng cuối mẹ bầu phải làm sao?

Phù chân khi mang thai 3 tháng cuối mẹ bầu phải làm sao?

(24/05/2021)

Phù chân ở tháng cuối thai kỳ tuy là hiện tượng thường gặp nhưng vẫn có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm như tiền sản giật. Mẹ bầu phải làm gì để cải thiện tình trạng phù chân khi mang thai 3 tháng cuối thai kỳ?

Rate this post

Phù chân khi mang thai 3 tháng cuối là bình thường hay bất thường?

Bất cứ mẹ bầu nào đều bị phù chân ít nhất 1 lần trong thai kì. Càng về cuối thai kì tình trạng phù chân càng rõ rệt và gây nên nhiều tác động xấu đến sức khỏe cũng như thẩm mỹ của các mẹ. Nếu như ở 3 tháng đầu, phù chân chỉ có biểu hiện nhẹ thì đến 3 tháng cuối mẹ bầu bị phù chân nhiều hơn và kéo dài lâu hơn.

Nguyên nhân là do khi mang thai, lưu lượng máu trong cơ thể tăng thêm 50%. Hơn nữa, lượng chất lỏng trong cơ thể cũng tăng lên và tích trữ ở nhiều vùng khác nhau. Sự tích nước này chính là nguyên nhân làm tay, chân của mẹ bầu dễ bị phù hơn. Không những vậy, vào 3 tháng cuối là lúc thai nhi đã lớn, tử cung của mẹ bầu cũng lớn theo dần nên phần tĩnh mạch chủ dưới bị tác động. Cụ thể, những tĩnh mạch này phải chịu áp lực lớn do bị chèn ép. Việc chèn ép làm giảm lưu lượng bơm máu về tim từ chi dưới nên máu thường tụ lại ở chân nhiều hơn, gây ra triệu chứng phù nề. Phần mắt cá và mu bàn chân có thể bị sưng phù rõ rệt nhất.

Phù chân khi mang thai 3 tháng cuối là hiện tượng bình thường và không quá nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và thai nhi. Thông thường sau khi sinh bé, tình trạng trên sẽ thuyên giảm. Tuy nhiên nếu tình trạng phù nề quá nghiêm trọng kèm theo biểu hiện như sốt, đau đầu, đau bụng, rối loạn thị giác…..thì đây lại trở thành tình trạng bất thường.

Đặc biệt, những mẹ bầu thuộc nhóm sau đây nên chú ý đặc biệt đến tình trạng phù chân, hoặc sưng phù bất cứ bộ phận nào khác trên cơ thể:

  • Mẹ bầu lớn tuổi (trên 40 tuổi)
  • Chưa từng mang thai hoặc sinh con
  • Khoảng cách giữa 2 lần mang thai từ 10 năm trở lên
  • Thai đôi, đa thai
  • Gia đình, hoặc bản thân có tiền sử tiền sản giật
  • Chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 30
  • Bị cao huyết áp trước khi mang thai

Một số trường hợp bà bầu bị phù chân nhiều và kéo dài có thể phải đối mặt với nguy cơ máu bị ứ trệ trong lòng tĩnh mạch, khiến van tĩnh mạch cũng như hệ thống tĩnh mạch chi dưới bị suy giãn và không thể hồi phục ngay cả khi sau sinh. Máu sẽ ngày càng ứ trệ nhiều khiến chân không chỉ phù mà còn đau, chuột rút, thậm chí nghiêm trọng hơn là rối loạn sắc tố da rất khó lành. Các mẹ cần đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và hướng dẫn điều trị.

Phù chân khi mang thai 3 tháng cuối mẹ bầu phải làm sao?

Phù chân khi mang thai 3 tháng cuối là tình trạng rất bình thường

Mẹ bầu phải làm gì để cải thiện tình trạng phù chân khi mang thai 3 tháng cuối thai kỳ

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Thói quen sinh hoạt ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng phù chân của mẹ bầu. 3 tháng cuối là giai đoạn mẹ bầu rất nặng nề vì tăng từ 8-12kg và thai nhi đạt trọng lượng từ 2-3kg. Do đó để không gây áp lực quá lớn lên đôi chân mẹ bầu cần chú ý:

  • Không đứng quá lâu: Mẹ bầu nên đi lại và ngồi xuống để nghỉ ngơi, giảm áp lực xuống chân. Khi ngồi các mẹ nên duỗi thẳng chân, tuyệt đối không vắt chéo chân hoặc ngồi xổm.
  • Không đi giày dép cao gót: Đi giày cao gót không chỉ khiến tình trạng phù chân trở nên nghiêm trọng hơn mà còn rất dễ gây té ngã cho mẹ bầu. Các mẹ nên ưu tiên đi dép thấp, giày bệt để thuận tiện di chuyển.
  • Không mặc quần áo bó sát:  Mặt đồ bó sát như quần jean, quần bó…sẽ hạn chế khả năng lưu thông máu và rất khó chịu cho mẹ bầu nhất là vào mùa hè. Sử dụng quần áo rộng rãi thoáng mát giúp mẹ bầu dễ chịu hơn, lưu thông máu tốt hơn.
  • Vận động nhẹ nhàng: Tập thể dục thường xuyên, vận động nhẹ nhàng, vừa phải bằng cách đi bộ, bơi lội, đạp xe, tập yoga sẽ giúp máu dễ dàng lưu thông. Vận động nhẹ nhàng 3 tháng cuối còn giúp mẹ bầu chuyển dạ và sinh con dễ dàng hơn.

Phù chân khi mang thai 3 tháng cuối mẹ bầu phải làm sao?

Đạp xe nhẹ nhàng cũng giúp mẹ cải thiện phù chân

Thay đổi chế độ ăn uống

Nguyên nhân gây phù chân 3 tháng cuối có liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống hằng ngày của các mẹ. Các mẹ nên chú ý những mẹo nhỏ sau để cải thiện tình trạng phù chân giai đoạn này:

  • Không ăn quá mặn:  Các thức ăn mặn khiến cơ thể tích nước hay các món ăn khó tiêu dẫn đến tình trạng bị bón ở mẹ bầu thì cũng nên tránh.
  • Không ăn đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ: Không nên sử dụng những thức ăn nhanh như khoai tây chiên, thức ăn đóng hộp. Vì hàm lượng chất béo trong các món ăn này thường rất lớn, góp phần tăng nguy cơ phù nề ở thai phụ.
  • Bổ sung thực phẩm giàu kali, natri: những thực phẩm giàu kali như cải bó xôi, nước cam, dưa hấu, chuối, sữa chua, các sản phẩm từ đậu nành…nên được thêm vào bữa ăn hằng ngày giúp cải thiện phù chân đáng kể.
  • Ăn đủ dinh dưỡng: Mẹ cần cung cấp đủ đạm cho cơ thể qua thực phẩm hàng ngày như thịt, cá, trứng, sữa, ăn nhiều rau xanh, hoa quả và trái cây tươi… để bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể, giảm thiểu tình trạng mệt mỏi, căng thẳng giai đoạn mang thai. Ngoài ra mẹ cũng phải bổ sung đủ lượng sắt cho bà bầu trong giai đoạn 3 tháng cuối.

Phù chân khi mang thai 3 tháng cuối mẹ bầu phải làm sao?

Bổ sung đủ sắt và các vi chất cần thiết khi mang thai 3 tháng cuối

Thăm khám thường xuyên để theo dõi sức khỏe

Nếu các mẹ đã nghỉ ngơi nhưng tình trạng sưng phù vẫn không thuyên giảm hoặc có bất kỳ sự bất thường nào như cảm thấy đau đầu, buồn nôn, mắt nhìn mờ, sưng đột ngột ở mặt, tay thì nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám cụ thể.

Phù chân thường xuất hiện ở 3 tháng cuối thai kỳ và là dấu hiệu cảnh báo của tiền sản giật vô cùng nguy hiểm, bởi vậy trong giai đoạn này bà bầu nên khám thai thường xuyên, theo dõi huyết áp và thông báo với bác sĩ ngay nếu có những dấu hiệu bất thường khác.

Để em bé có thể chào đời một cách an toàn và khỏe mạnh, các mẹ nên chú ý đến tình trạng sức khỏe của bản thân. Phù chân khi mang thai 3 tháng cuối sẽ không còn là nỗi trăn trở của các mẹ nếu như biết thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống khoa học, tuân thủ lịch khám thai cho mẹ bầu. Chúc các mẹ luôn có một thai kì thật khỏe mạnh.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn