Trang chủ » Ợ hơi buồn nôn khi mang thai: Nguyên nhân và cách cải thiện

Ợ hơi buồn nôn khi mang thai: Nguyên nhân và cách cải thiện

(15/12/2022)

Chứng ợ hơi buồn nôn khi mang thai khá phổ biến ở mẹ bầu, đặc biệt là trong giai đoạn những tháng đầu mang thai. Mặc dù không nguy hiểm nhưng kéo dài sẽ khiến sức khỏe mẹ và em bé trong bụng bị ảnh hưởng. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì và làm sao để cải thiện?

Rate this post

Nguyên nhân gây ợ hơi buồn nôn khi mang thai là gì?

Hiện tượng mẹ bầu bị ợ hơi buồn nôn khi mang thai có thể xuất phát từ nguyên nhân sinh lý bên trong cơ thể hoặc do nguyên nhân bệnh lý, bao gồm:

Nguyên nhân sinh lý

  • Sự tăng lên không ngừng của nội tiết tố gây ra hiện tượng co thắt thực quản, khiến cho dạ dày giãn ra, gây ra hiện tượng buồn nôn, ợ hơi.
  • Thói quen ăn uống của mẹ bầu không khoa học, mẹ uống nhiều nước có gas, ăn đồ ăn nhanh, ăn nhiều chất béo.
  • Tâm trạng stress, mệt mỏi khi mang thai, lo lắng quá mức cũng khiến mẹ ăn uống khó tiêu và có biểu hiện ợ hơi.

Nguyên nhân bệnh lý

Ngoài những nguyên nhân sinh lý như trên, mẹ bầu có thể bị ợ hơi, buồn nôn do mắc các bệnh lý đường ruột như viêm dạ dày, ung thư dạ dày, trào ngược dạ dày – thực quản, vi khuẩn HP…

Ợ hơi buồn nôn khi mang thai: Nguyên nhân và cách cải thiện

Ợ hơi buồn nôn là biểu hiện khá thường gặp ở phụ nữ mang thai

Biện pháp cải thiện hiệu quả tình trạng ợ hơi buồn nôn khi mang thai

Ợ hơi buồn nôn khi mang thai không quá nguy hiểm, tuy nhiên lại khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, kém ăn và gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Để khắc phục tình trạng này, mẹ có thể sử dụng những biện pháp sau đây:

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt khoa học

Tăng cường sức khỏe và hạn chế hiện tượng ốm nghén, ợ hơi mệt mỏi, mẹ bầu cần điều chỉnh thói quen sinh hoạt, sắp xếp chế độ sinh hoạt khoa học như sau:

  • Thực hiện ăn chậm nhai kỹ. Trong trường hợp bị ợ hơi nhiều, mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và không nên ăn quá no, cũng không để bụng bị rỗng.
  • Đi lại nhẹ nhàng sau khi ăn để tăng cường tiêu hóa, tránh ngồi một chỗ.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, chú ý không thức khuya gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
  • Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ để thai nhi phát triển tốt, mẹ khỏe mạnh.

Ợ hơi buồn nôn khi mang thai: Nguyên nhân và cách cải thiện

Thực hiện quy tắc ăn chậm – nhai kỹ và vận động nhẹ nhàng sau ăn để tiêu hóa tốt hơn

Quan tâm nhiều hơn về chế độ dinh dưỡng trong ngày

Bên cạnh việc sắp xếp chế độ sinh hoạt khoa học, mẹ cũng cần lên kế hoạch ăn uống lành mạnh cho bản thân:

  • Ăn uống đủ các nhóm chất dinh dưỡng, cân bằng chất đạm, béo, acid folic, sắt, canxi…
  • Bổ sung thêm đạm qua thịt nạc, trứng, cá, các loại đậu để giảm ợ hơi buồn nôn hiệu quả.
  • Tăng cường rau xanh, trái cây và các loại hạt dinh dưỡng để tăng thêm vitamin và các vi chất cho cơ thể.
  • Dùng thêm sữa, sữa chua, bánh quy.. để đẩy lùi cơn ốm nghén khiến mẹ bị buồn nôn.
  • Uống đủ nước mỗi ngày để hạn chế chứng ợ hơi buồn nôn khi mang thai.
  • Không nên ăn những món ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào, cay nóng. Ưu tiên chế biến các món ăn ở dạng luộc, hấp, hầm.
  • Kết hợp chế độ ăn với việc bổ sung sắt canxi DHA cho bà bầu với viên uống mỗi ngày để đảm bảo cơ thể luôn được cung cấp đủ chất, phòng tránh tình trạng mệt mỏi, thiếu máu thiếu sắt, thiếu canxi… hay gặp ở phụ nữ mang thai.

Bộ tứ sắt, canxi, DHA cho bà bầu và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng

Bộ tứ sắt, canxi, DHA và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho bà bầu

Thực hiện những bài tập hạn chế tình trạng ợ hơi buồn nôn

Nếu không sử dụng thuốc điều trị, mẹ có thể lựa chọn các bài tập giúp giảm tình trạng ợ hơi buồn nôn như yoga, thiền định. Tập luyện không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng tuần hoàn máu, giảm stress căng thẳng hiệu quả mà còn rất tốt cho sức khỏe, giúp mẹ sinh nở dễ dàng hơn.

Dùng thảo dược tự nhiên giúp xoa dịu cảm giác khó chịu và ợ hơi buồn nôn

Ngoài phương pháp tập luyện, sử dụng thảo dược tự nhiên cũng có tác dụng thanh nhiệt giải độc cơ thể, giảm tiết acid dạ dày để cải thiện sớm biểu hiện ợ hơi và buồn nôn mẹ đang gặp phải.

  • Gừng: Có vị cay, tính ấm, giúp kháng khuẩn kháng viêm và giải độc rất tốt. Uống một tách trà gừng nóng sẽ giúp mẹ giảm ợ hơi, buồn nôn hay làm dịu cơn đau dạ dày trong thời gian ngắn.
  • Cam thảo: Giống như gừng, cam thảo cũng là thảo dược giúp thanh nhiệt giải độc, đồng thời ức chế tiết acid dạ dày. Mẹ hay bị buồn nôn hay đau dạ dày nên dùng cam thảo để cải thiện, tuy nhiên nguyên liệu này cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng để tránh ảnh hưởng tới thai  nhi.
  • Trà chanh mật ong: Thức uống có hương vị thơm, ngon, lại giúp tăng cường nhiều dưỡng chất có lợi cho mẹ và bé, giúp mẹ giảm cảm giác khó chịu khi buồn nôn, ợ hơi.

Ợ hơi buồn nôn khi mang thai: Nguyên nhân và cách cải thiện

Gừng là nguyên liệu tự nhiên có tác dụng xoa dịu cảm giác buồn nôn và ợ hơi nhanh chóng

Hiện tượng mẹ bầu ợ hơi buồn nôn khi mang thai rất hay gặp, mặc dù khiến cho mẹ cảm thấy khó chịu và mệt mỏi nhưng rất dễ cải thiện nếu mẹ áp dụng các biện pháp như trên. Trong trường hợp nặng, mẹ có thể đi khám bác sĩ để được chỉ định dùng thuốc kê đúng bệnh.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn