Trang chủ » Nôn nghén khi mang thai khi nào hết?

Nôn nghén khi mang thai khi nào hết?

(02/08/2022)

Nghén là tình trạng thường gặp ở nhiều mẹ bầu. Đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường ở các mẹ và nó không kéo dài quá lâu. Vậy nghén khi mang thai khi nào hết?

Rate this post

Nôn nghén khi mang thai khi nào hết?

Ốm nghén là hiện tượng các mẹ cảm thấy buồn nôn và bị nôn ói trong khi mang thai. Hầu hết các mẹ bầu đều sẽ bị nghén trong 3 tháng đầu thai kỳ. Các mẹ bầu thường sẽ gặp các cơn buồn nôn từ 1 – 2 lần trong ngày, đặc biệt là vào buổi sáng. Một vài mẹ bị nghén nặng thì sẽ xuất hiện những cơn buồn nôn kéo dài, gây mệt mỏi, mất nước, chán ăn, và khiến sức khỏe suy giảm. Nghén khi mang thai khi nào hết thì phải tùy thuộc vào thể trạng của từng mẹ.

Nôn nghén khi mang thai khi nào hết?

Ốm nghén thường xuất hiện trong 3 tháng đầu thai kỳ

Nguyên nhân mẹ bị nghén khi mang thai là:

  • Do hóc môn HCG tăng nhanh trong thai kỳ. Mẹ bầu mang đa thai thì nồng độ HCG càng cao, khiến mẹ bị ốm nghén nặng hơn.
  • Hóc môn progesterone tăng nhanh cũng là một trong những nguyên nhân gây ốm nghén ở các mẹ đang mang thai. Hóc môn này khiến thức ăn trong dạ dày khó tiêu hóa khiến mẹ bầu hay bị đầy hơi, chướng bụng. Nó gây ra hiện tượng trào ngược do đó khiến mẹ có cảm giác buồn nôn.
  • Khứu giác, thính giác của mẹ trở nên nhạy bén hơn khi mang thai. Khi phải tiếp xúc với các loại thực phẩm, mùi vị nặng có thể gây cảm giác buồn nôn cho mẹ.

Vậy mẹ bị nghén khi mang thai khi nào hết? Thường thì mẹ bầu sẽ giảm bớt tình trạng nôn nghén sau khi qua 3 tháng đầu của thai kì. Khi đi qua thời kỳ này, mẹ sẽ cảm thấy khỏe mạnh hơn và có thể ăn uống ngon miệng trở lại và sinh hoạt bình thường.

Trong một số trường hợp, mẹ có thể tiếp tục tình trạng ốm nghén ngay cả sau 3 tháng đầu và thậm chí nghén đến khi kết thúc thai kì. Nếu tình trạng nghén này khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, mất nước thậm chí sụt cân nghiêm trọng và có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, mẹ nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Các kiểu ốm nghén thường gặp

Nôn nghén khi mang thai khi nào hết?

Mẹ bầu đột nhiên thèm đồ ngọt là hiện tượng của nghén ngọt

Hầu hết các mẹ đều bị nôn nghén khi mang thai, nhưng không phải kiểu nôn nghén nào cũng giống nhau. Dưới đây là các kiểu nghén khi mang thai thường gặp ở các mẹ bầu:

  • Nghén ngọt: Nghén ngọt là hiện tượng mẹ bỗng nhiên thèm đồ ngọt dù trước đó có thể không phải là món khoái khẩu.
  • Nghén mùi: Mẹ bầu sẽ có phản ứng nôn ói khi gặp một số mùi khó chịu như mùi xăng dầu, mùi dầu mỡ chiên rán, mùi tanh của hải sản,… Nhưng cũng có mẹ nghén với các mùi như mùi xà phòng, hương liệu, thậm chí cả mùi nước hoa.
  • Nghén ngủ: Trường hợp này sẽ khiến các mẹ buồn ngủ và dễ ngủ gật trong ngày, ngay cả khi làm việc. Nhưng nó cũng có thể khiến mẹ mất ngủ vào ban đêm.
  • Nghén chua: Cũng giống nghén ngọt, nghén chua khiến mẹ đột nhiên thèm ăn đồ chua, hay các loại quả có vị chua. Thèm đồ chua cũng là một biểu hiện để nhận ra mẹ đang mang thai.
  • Nghén cay mặn: Một số mẹ bầu không bị thèm đồ chua mà lại thèm đồ mặn hoặc đồ cay. Mẹ sẽ cảm thấy nhạt miệng nếu không thêm các gia vị cay hoặc mặn khi ăn uống.

Mẹ bầu bị nôn nghén nên làm gì?

Mẹ bầu bị nghén nên làm gì giảm nghén

TPBVSK Prenalen hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho bà bầu – nhập khẩu chính hãng từ châu Âu

Ốm nghén là tình trạng không tránh khỏi khi mang thai. Nghén khi mang thai khi nào hết còn phải tùy vào tình trạng của từng mẹ. Mẹ bầu chỉ có thể áp dụng một số biện pháp để cải thiện tình trạng này. Dưới đây là một vài gợi ý cho các mẹ bầu nên làm gì khi bị nghén:

  • Mẹ nên tập luyện nhẹ nhàng để giúp thư giãn, tránh căng thẳng cho cơ thể.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp các mùi có thể gây buồn nôn cho mẹ như: mùi cá, mùi xăng, mùi dầu mỡ,…
  • Tránh ăn quá nhiều thực phẩm cay, chua vì nó có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa của mẹ.
  • Tránh để dạ dày bị trống rỗng: Mẹ bầu có thể chia nhỏ các bữa ăn và ăn thêm đồ ăn nhẹ trong ngày.
  • Mẹ bầu nên ăn chậm để không gây áp lực lên dạ dày.
  • Gừng có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và giảm buồn nôn ở phụ nữ mang thai. Do vậy, mẹ bầu có thể sử dụng gừng để giảm buồn nôn.
  • Ốm nghén có thể khiến mẹ chán ăn, mệt mỏi. Tuy nhiên, mẹ cần cố gắng đảm bảo chế độ dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ sắt, axit folic, canxi, DHA … cho cơ thể. Bên cạnh đó, cần có biện pháp tăng cường sức đề kháng và miễn dịch của bản thân trong giai đoạn này!

Ốm nghén thường xảy ra nhiều trong 3 tháng đầu thai kì. Đây cũng là giai đoạn cơ thể mẹ đang phải thích nghi với việc mang thai. Do đó, việc chú ý chăm sóc sức khỏe rất cần thiết. Mẹ cần tìm hiểu kĩ các thông tin cần thiết trong giai đoạn này: bầu mấy tháng thì uống sắt, khi nào cần bổ sung canxi, các biện pháp giảm nghén an toàn, những điều cần kiêng kị khi mang thai, … để có thể chăm sóc sức khỏe bản thân và thai nhi tốt nhất.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn