(03/02/2018)
Dành ra tối thiểu 30 phút mỗi ngày để đi bộ là thói quen tốt cho mẹ bầu. Sẽ giúp cho quá trình vượt cạn diễn ra dễ dàng hơn và ít gặp phải rủi ro hơn. Vậy phụ nữ mang thai cần lưu ý những gì khi đi bộ?
1. Trong 3 tháng đầu thai kì
Ở giai đoạn này, mẹ bầu nên lưu ý đi giày thấp, vừa chân, cổ giày cao vừa đủ ôm là tốt nhất. Đồng thời, cần bảo vệ da với kem chống nắng bất kể mùa đông hay mùa hè và nên có mũ vành để tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời khi đi bộ vào mùa hè.
Hãy mang theo bên mình một chai nước uống nhỏ để tránh tình trạng mất nước sẽ rất nguy hiểm. Bởi nó có thể gây ra co thắt và làm cho nhiệt độ cơ thể tăng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Đối với những ngày hè nhiệt độ quá cao, mẹ bầu nên đi bộ ở những nơi có nhiều cây xanh hay chạy bộ trên máy tập với tốc độ hợp lý.
2. Trong 3 tháng giữa thai kì
Đi bộ với giày mềm, bảo vệ da và cung cấp đầy đủ lượng nước cho cơ thể là giải pháp tốt nhất dành cho mẹ bầu trong giai đoạn này. Trọng lượng của cơ thể tăng và vòng 2 bắt đầu có những thay đổi nhất định, do đó mẹ bầu cần chú ý đến tư thế đi bộ của mình hơn để tránh tình trạng mỏi lưng, đau lưng.
Để có thêm động lực đi bộ mỗi ngày, mẹ bầu có thể rủ thêm ai đó đi cùng. Hạn chế đi bộ dưới trời tối, những nơi ít đèn điện vì nếu không để ý, mẹ bầu rất dễ bị vấp ngã khi gặp phải một chướng ngại nào đó trên đường.
3. Trong 3 tháng cuối thai kì
Giai đoạn cuối của thai kỳ, mẹ bầu nên duy trì đi bộ đều đặn hơn. Tránh đi bộ trên những con đường mòn, quãng đường dài hay những nơi đường đi không bằng phẳng rất dễ làm mất cân bằng, dễ ngã hay bị mất sức.
Gần đến ngày sinh thì việc đi bộ sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Do đó, nếu vẫn có thể đi, mẹ bầu nên đi gần, xung quanh nhà sẽ an toàn hơn nếu không may gặp phải một số khó khăn, bất lợi nào đó.
4. Lưu ý khi đi bộ
– Đi bộ với quãng đường và khoảng thời gian hợp lý, tránh tình trạng quá sức.
– Hít vào thật sâu ở phần ngực và phần bụng để cung cấp đủ lượng oxy cho cả mẹ và thai nhi.
– Khi gặp phải một trong những triệu chứng: chảy máu âm đạo, khó thở, chóng mặt, đau ngực, chuyển động của thai nhi giảm, rò rỉ nước ối,… Mẹ bầu cần dừng ngay việc đi bộ và tới các cơ sở y tế để khám và nhận tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ