Trang chủ » Những loại thuốc làm giảm hấp thu sắt mẹ bầu nên biết

Những loại thuốc làm giảm hấp thu sắt mẹ bầu nên biết

(24/12/2020)

Viên sắt cho bà bầu và người thiếu máu thiếu sắt tăng cường sản xuất hồng cầu, cung cấp đủ máu cho cơ thể. Một số loại thuốc có thể làm giảm hấp thụ sắt mà chúng ta không nên sử dụng đồng thời. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu với độc giả các loại thuốc làm giảm hấp thụ sắt.

Rate this post

Nhóm thuốc kháng sinh làm giảm hấp thu sắt

Kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn, kháng viêm, dùng để điều trị các bệnh lý do nhiễm khuẩn, virus. Tuy nhiên, một số loại kháng sinh lại có khả năng gây ức chế sắt. Cụ thể bảo gồm:

Thuốc kháng sinh tetracyclin

Tetracyclin là một loại kháng sinh phổ rộng, được sử dụng trong điều trị nhiều loại bệnh nhiễm khuẩn được phát hiện ra vào năm 1948. Cơ chế tiêu diệt vi khuẩn, virus của tetracyclin là ức chế quá trình tổng hợp Protein của vi khuẩn bằng cách gắn vào ribosom. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến tetracyclin có thể ức chế, làm giảm hấp thụ sắt của cơ thể vì sắt tham gia vào quá trình sản xuất protein.

Thuốc kháng sinh ofloxacin

Thuốc kháng sinh ofloxacin thường được dùng trong các trường hợp bị:

  • Nhiễm khuẩn Chlamydia 
  • Viêm phổi, viêm phế quản nặng do vi khuẩn
  • Nhiễm khuẩn mô mềm hay trên da,… 

Kháng sinh nhóm quinolon này cũng khiến sắt bị ức chế, làm giảm hấp thụ. Vì vậy người uống viên sắt không nên sử dụng loại kháng sinh này cùng lúc với uống viên sắt.

Thuốc kháng sinh ciprofloxacin

Cũng là một loại kháng sinh trong nhóm quinolon, ciprofloxacin là một loại kháng sinh bán tổng hợp phổ rộng. Ciprofloxacin có khả năng ức chế DNA gyrase, đồng thời làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ của sắt.

Nồng độ tối đa của ciprofloxacin xuất hiện trong máu 1 – 2h. Trường hợp cần bổ sung cả sắt và ciprofloxacin chúng ta cần uống chúng cách nhau 1 – 2h.

Thuốc kháng sinh norfloxacin

Thuốc kháng sinh norfloxacin thuộc nhóm quinolon có thể diệt được vi khuẩn gram (-) và gram (+). Đồng thời loại kháng sinh này cũng ức chế DNA gyrase, hấp thụ sắt trong quá trình hoạt động của mình. Thận trọng khi dùng norfloxacin với những người mắc bệnh thận, người có tiền sử mắc các bệnh rối loạn thần kinh, động kinh. Không dùng đồng thời với viên uống bổ sung sắt cho người thiếu máu thiếu sắt, bà bầu.

Những loại thuốc làm giảm hấp thu sắt mẹ bầu nên biết

Một số loại kháng sinh làm giảm hấp thụ sắt

Nhóm thuốc antacid điều trị bệnh đường tiêu hóa

Nhóm thuốc antacid điều trị bệnh đường tiêu hóa có khả năng gây ức chế cho hoạt động giải phóng và hấp thụ sắt trong đường tiêu hóa. Trong đó bao gồm các loại thuốc:

Thuốc canxi cacbonat

Thuốc canxi cacbonat dùng điều trị bệnh viêm loét đường tiêu hóa, ợ nóng, khó tiêu do thừa axit hoặc bệnh loãng xương. Thuốc không dùng cho người bị bệnh sỏi thận, người bị rối loạn tuyến cận giáp, đang dùng các loại kháng sinh khác. Đồng thời, không dùng canxi cacbonat cùng lúc với viên sắt sẽ gây ra ức chế, làm giảm hấp thụ sắt.

Thuốc natri cacbonat

Thuốc natri cacbonat dùng để điều trị bệnh dạ dày do nhiễm axit và hiện tượng kiềm hóa nước tiểu.Tác dụng phụ của loại thuốc này, bên cạnh làm giảm hấp thụ sắt còn có gây phù nề, nhiễm kiềm chuyển hóa, làm giảm kali và tăng natri trong máu,…

Thuốc magnesi trisilicat 

Thuốc magnesi trisilicat có tác dụng trung hòa axit dạ dày, khiến PH dạ dày tăng lên. Hoạt động này khiến quá trình phân giải protein của pepsin xuống thấp nhất, ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ sắt của cơ thể.

Những loại thuốc làm giảm hấp thu sắt mẹ bầu nên biết

Nhóm thuốc antacid điều trị bệnh đường tiêu hóa khiến sắt bị giảm hấp thụ

Thuốc điều trị bệnh tuyến giáp – Thuốc làm giảm hấp thu sắt

Báo cáo từ các nghiên cứu lâm sàng cho thấy levothyroxine (thuốc điều trị bệnh tuyến giáp) làm giảm quá trình hấp thụ sắt của cơ thể. Nếu sử dụng 2 loại thuốc đồng thời có thể gây ra các hậu quả như:

  • Không bổ sung được đủ sắt để điều trị thiếu máu thiếu sắt.
  • Người mắc bệnh tuyến giáp bị suy giáp.

Vì thế, trong trường hợp cần uống cả sắt và thuốc chữa bệnh tuyến giáp các bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn sử dụng.

Những loại thuốc làm giảm hấp thu sắt mẹ bầu nên biết

Tham khảo ý kiến bác sĩ khi uống sắt và thuốc chữa bệnh tuyến giáp

Viên uống canxi – Thuốc làm giảm hấp thu sắt

Bà bầu, người bị loãng xương có nhu cầu bổ sung canxi cần lưu ý không uống sắt và canxi cùng lúc. Chỉ với hàm lượng 300mg canxi sắt đã bị ức chế hoàn toàn, không được hấp thụ. Nên uống bổ sung 2 loại khoáng chất này cách nhau tối thiếu 1 – 2h để đảm bảo hấp thụ tốt nhất.

Những loại thuốc làm giảm hấp thu sắt mẹ bầu nên biết

Uống sắt và canxi cách nhau 1 – 2h

Các loại thuốc làm giảm hấp thu sắt khiến quá trình bổ sung sắt bị giảm hiệu quả. Trong trường hợp phải phối hợp điều trị nhiều bệnh lý khác nhau chúng ta cần được bác sĩ hướng dẫn sử dụng để uống sắt đúng cách, khoa học, tăng cường hiệu quả hấp thụ.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn