Trang chủ » Những điều cần biết về hội chứng chân không yên khi mang thai

Những điều cần biết về hội chứng chân không yên khi mang thai

(12/09/2021)

Gần một phần ba phụ nữ mang thai mắc một chứng gọi là hội chứng chân không yên. Dưới đây là những điều cần biết về hội chứng chân không yên khi mang thai mẹ nên lưu ý.

Rate this post

Nguyên nhân của hội chứng chân không yên khi mang thai

Nếu cảm thấy không thể kiểm soát được đôi chân, có cảm giác kiến bò, ngứa ran hoặc bỏng rát, có thể mẹ đã mắc hội chứng chân không yên. Các nhà khoa học chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra cảm giác ở bồn chồn ở chân vào ban đêm. Nhưng một số ý kiến cho rằng có thể xuất phát từ sự mất cân bằng của chất dopamine trong não. Đây là chất thường giúp giữ cho các chuyển động của cơ trơn tru và đồng đều.

Hội chứng chân không yên trong thai kỳ cũng có thể là do thiếu sắt và axit folic cho bà bầu. Ngoài ra còn có một số bằng chứng cho thấy nồng estrogen tăng cao trong thời kỳ mang thai có thể góp phần gây ra hội chứng chân không yên. Đôi chân bồn chồn suốt đêm có thể khiến mẹ buồn ngủ và khó chịu hơn vào ban ngày. Đối với những phụ nữ đã bị hội chứng chân không yên, nó thường trở nên tồi tệ hơn khi mang thai. Hội chứng chân không yên khi mang thai cũng có thể khiến mẹ chuyển dạ lâu hơn và cần phải sinh mổ.

Những điều cần biết về hội chứng chân không yên khi mang thai

Các nhà khoa học chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra cảm giác ở bồn chồn ở chân vào ban đêm

Điều trị hội chứng chân không yên khi mang thai

Nếu các triệu chứng ảnh hưởng nghiêm trọng, gây gián đoạn giấc ngủ của mẹ, mẹ sẽ cần gặp bác sĩ để được điều trị hội chứng chân không yên khi mang thai. Hầu hết các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị hội chứng chân không yên, chẳng hạn như Requip( ropinirole) và Mirapex (pramipexole) đều chưa được nghiên cứu rộng rãi ở phụ nữ mang thai. Vì vậy không có đủ dữ liệu để xác định các loại thuốc điều trị này an toàn đối với sự phát triển của thai nhi. Bởi vậy, bác sĩ nên kiểm tra nồng độ sắt của mẹ để xác định xem tình trạng bệnh lý có thể điều trị bằng việc bổ sung sắt và axit folic được không. Trong nhiều trường hợp nguồn cung cấp sắt trong cơ thể thấp, việc bổ sung viên sắt và axit folic đầy đủ sẽ đẩy lùi hội chứng chân không yên khi mang thai.

Nếu triệu chứng của hội chứng này vẫn không biến mất sau khi bổ sung sắt, một số bác sĩ kê toa opioid. Do nguy cơ xuất hiện các triệu chứng nghiện opioid ở trẻ sơ sinh, opioid chỉ được sử dụng trong một thời gian ngắn. Ngoài ra, FDA đã phê duyệt một thiết bị điều trị hội chứng chân không yên khi mang thai có tên là Relaxis. Đây là loại đệm rung đặt dưới chân khi bạn nằm trên giường, và chỉ được sử dụng theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Bổ sung sắt cho bà bầu đúng cách và đầy đủ trong thai kì

Bác sĩ kiểm tra nồng độ sắt của mẹ để xác định xem có thể cải thiện bằng bổ sung sắt được không

Những điều mẹ cần tránh khi gặp phải hội chứng chân không yên

  • Ngay cả một lượng nhỏ caffeine cũng có thể làm cho các triệu chứng hội chứng chân không yên khi mang thai tồi tệ hơn. Nếu hội chứng chân không yên khi mang thai đang làm phiền mẹ, hãy thử loại bỏ hoàn toàn caffein khỏi chế độ ăn uống của mình.
  • Hút thuốc không tốt cho mẹ và thai nhi, và nó cũng có thể là yếu tố kích thích gây ra hội chứng chân không yên khi mang thai.
  • Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng histamine trong các phương pháp điều trị cảm lạnh và dị ứng, làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn. Vì vậy,mẹ cần cẩn trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kì loại thuốc nào trong thai kì.
  • Nằm trên giường đọc sách hoặc xem tivi quá lâu trước khi ngủ có thể khiến mọi tình trạng chân không yên tệ hơn. Mẹ nằm yên càng lâu, càng có nhiều khả năng xảy ra hội chứng chân không yên khi mang thai. Thay vào đó, chỉ lên giường khi mẹ đã thực sự sẵn sàng đi ngủ.

Những điều cần biết về hội chứng chân không yên khi mang thai

Hút thuốc có thể là yếu tố kích thích gây ra hội chứng chân không yên khi mang thai

Hội chứng chân không yên trong thai kì là một trong những vấn đề có thể khiến mẹ khó có được giấc ngủ ngon. Tuy nhiên, hội chứng này có thể tự khỏi sau khi sinh. Sau khi em bé được sinh ra một vài ngày, đa số các triệu chứng sẽ biến mất. Chăm sóc cơ thể tốt và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai kỳ, đặc biệt là sắt và axit folic sẽ giúp mẹ giảm bớt khó chịu khi gặp phải hội chứng chân không yên trong thai kỳ. Chúc mẹ luôn khỏe mạnh, bé phát triển toàn diện nhé.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn