Trang chủ » Những dấu hiệu thai nhi không khỏe mẹ nhất định phải lưu ý

Những dấu hiệu thai nhi không khỏe mẹ nhất định phải lưu ý

(30/09/2022)

Con yêu phát triển khỏe mạnh là niềm mong mỏi của tất cả mẹ bầu. Tuy nhiên, thực tế không ít thai phụ gặp tình trạng thai nhi không khỏe. Mẹ cần nhận ra sớm những dấu hiệu thai nhi không khỏe trong bài viết dưới đây để mau chóng khắc phục.

Rate this post

Những dấu hiệu thai nhi không khỏe mẹ nhất định phải lưu ý

Thời gian mang thai mẹ sẽ thấy cơ thể có nhiều sự thay đổi, xong, mẹ cần lưu ý với những thay đổi bất thường bởi đó có thể là dấu hiệu thai nhi không khỏe. Gợi ý cho mẹ những dấu hiệu thai nhi không khỏe được liệt kê sau đây:

  • Đo bề cao tử cung: 

Khoảng cách từ xương mu đến đáy tử cung gọi là chiều cao tử cung, giúp bác sĩ đánh giá được thai nhi phát triển bình thường hay không. Trường hợp bề cao tử cung không đạt chỉ số chuẩn là dấu hiệu cho thấy thai kỳ đang gặp vấn đề, cụ thể có thể do nước ối quá ít hoặc nhiều, phôi thai ngang.

  • Thai nhi thiếu hoặc không có tim thai:

Tim thai bắt đầu đập sau tuần thứ 5 và đến tuần thứ 8 có thể nhận biết dễ dàng. Dò tim thai thất bại có thể do bé đổi vị trí, gặp vấn đề về nhau thai. Nếu sau 8 tuần không thấy tim thai thì có nghĩa là thai chết lưu.

Những dấu hiệu thai nhi không khỏe mẹ nhất định phải lưu ý

Mẹ cần lưu ý những dấu hiệu thai nhi không khỏe để sớm khắc phục

  • Thai nhi phát triển chậm, nồng độ HCG thấp:

Một trong những dấu hiệu thai nhi không khỏe là kích thước của em bé nhỏ hơn bách phân vị thứ 10 tính theo bảng cân nặng chuẩn và nồng độ HCG thấp, gần như không tăng. Mẹ lưu ý đi kèm với nồng độ HCG thấp sẽ là triệu chứng giảm ốm nghén đột ngột

  • Mẹ đau lưng dữ dội, chuột rút nhiều:

Trường hợp cơn đau bắt nguồn từ phía trước cơ thể và tiến dần về phía lưng thì là dấu hiệu cảnh báo thai nhi không khỏe. Ngoài ra, mẹ bầu bị chuột rút khi mang thai thường do lưu lượng máu kém gây ra, xong, nếu triệu chứng kéo dài và trầm trọng hơn thì mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

  • Em bé đạp ít:

Sau tuần 28 thai kỳ, em bé cử động bình thường bỗng ít đạp hoặc hoạt động ít có thể do bé đang ngủ hoặc mất nước. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần cẩn trọng vì có thể dây rốn khiến bé gặp tổn thương.

  • Ra sữa non sớm, mất cảm giác căng vú:

Mẹ bầu có thể tiết sữa non sớm từ tháng 5 của thai kỳ, xong, nếu tình trạng này đi kèm với chảy máu âm đạo, đau bụng thì mẹ cần đi kiểm tra ngay bởi có thể liên quan đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ sảy thai. Bên cạnh đó, trường hợp mẹ bị mất cảm giác căng vú ngay từ 3 tháng đầu cũng cần lưu ý bởi có thể do hoại tử villous, phôi thai teo đi hoặc đã chết.

  • Mẹ mất nghén đột ngột

Mất nghén thường có thể giảm dần và kết thúc vào tháng thứ 3 của thai kì. Tuy nhiên, hiện tượng mất nghén đột ngột ở mẹ bầu lại có thể là dấu hiệu cảnh bảo nồng độ hCG xuống thấp, tiềm ẩn nguy cơ xảy thai. Do đó, mẹ cần lưu ý các dấu hiệu nghén trong thai kì của mình nhé!

Lưu ý cho mẹ bầu để có thai kì khỏe mạnh

Xây dựng chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt khoa học – điều kiện giúp thai nhi khỏe mạnh

Những dấu hiệu thai nhi không khỏe mẹ nhất định phải lưu ý

Mẹ nên xây dựng chế độ ăn khoa học, thói quen sinh hoạt có lợi để mẹ và bé cùng khỏe

Bên cạnh tìm hiểu dấu hiệu thai nhi không khỏe, chăm sóc bà bầu cũng cần quan tâm chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt khoa học để mẹ và thai nhi cùng khỏe. Cụ thể:

  • Thực đơn ăn uống hàng ngày mẹ cần đảm bảo 4 nhóm dưỡng chất chính là chất đường bột, chất đạm, chất béo, nhóm vitamin và khoáng chất.
  • Mỗi ngày mẹ nên ăn khoảng 400g rau, củ quả để bổ sung chất xơ ngăn ngừa táo bón, tốt cho hệ tiêu hóa và cung cấp nguồn vitamin dồi dào.
  • Uống đủ nước mỗi ngày, duy trì 2,5-3 lít nước mỗi ngày.
  • Lưu ý về hàm lượng cần cung cấp một số vi chất thiết yếu như sắt (27-30mg/ngày), canxi (800-1500mg/ngày tùy từng giai đoạn), axit folic (400-600mcg/ngày),…
  • Tránh ăn thực phẩm có gia vị mạnh, đồ ăn cay nóng, chiên rán nhiều dầu mỡ,… và tuyệt đối không uống rượu, bia, sử dụng đồ uống chứa chất kích thích.
  • Cố gắng ngủ đủ giấc (7-10 tiếng mỗi ngày), hạn chế thức khuya.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, tránh làm công việc nặng như bê vác, khiêng đồ,…
  • Tập thể dục, đi bộ nhẹ nhàng hay tập các bài yoga với tư thế phù hợp tốt cho cả mẹ và em bé.

Bổ sung vi chất đầy đủ, nhất là sắt và canxi bà bầu

Những dấu hiệu thai nhi không khỏe mẹ nhất định phải lưu ý

Bộ đôi bổ sung sắt và canxi cho mẹ bầu, mẹ sau sinh- nhập khẩu Châu Âu chính hãng

Kết hợp với chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt khoa học, mẹ cũng nên sử dụng viên uống bổ sung một số vi chất thiết yếu, điển hình là sắt và canxi. Mẹ nên bắt đầu uống viên sắt từ trước khi mang thai ít nhất 1 tháng và sử dụng viên canxi từ tuần thứ 12-14 của thai kì. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý lựa chọn viên sắt và canxi uy tín, chất lượng, được Bộ y tế cấp phép lưu hành và đừng quên bổ sung đúng cách theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ để đạt hiệu quả cao trong quá trình sử dụng.

Bài viết trên đã giúp mẹ tìm hiểu dấu hiệu thai nhi không khỏe và một số lời khuyên dành cho mẹ. Chúc mẹ bầu luôn giữ được sức khỏe tốt, em bé phát triển toàn diện và chờ ngày chào đời thành công!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn