Trang chủ » Những dấu hiệu nhận biết thiếu sắt sau khi sinh?

Những dấu hiệu nhận biết thiếu sắt sau khi sinh?

(21/10/2019)

Sau quá trình sinh nở phụ nữ thường mất rất nhiều máu từ âm đạo trong khoảng sáu tuần đầu tiên, điều này khiến hầu hết các bà mẹ đều có lượng sắt thấp hơn.

4.4 (88.63%) 51 votes

Tuy nhiên, mức độ sắt có khả năng trở lại bình thường khi cơ thể phục hồi sau khi sinh, với điều kiện bạn có một chế độ ăn uống cân bằng với nhiều thực phẩm giàu chất sắt và bổ sung viên sắt đầy đủ ít nhất 3 tháng sau sinh.

1. Các  triệu chứng phổ biến do thiếu máu sau sinh

  • Ảnh hưởng đến tâm trạng

Trong giai đoạn này cơ thể mẹ cần sắt để sản xuất huyết sắc tố, lưu trữ và mang oxy trong các tế bào hồng cầu. Việc quá ít chất sắt có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của các bà mẹ sau sinh và điều này có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng trầm cảm sau sinh.

  • Mệt mỏi, cáu kỉnh

Thiếu sắt sau sinh có thể khiến các bà mẹ cảm thấy nóng tính, cáu kỉnh và mệt mỏi cũng có thể làm ảnh hưởng đến lượng sữa tiết ra cho con bú, gây cho việc cho con bú khó khăn hơn.

2. Các triệu chứng thiếu máu khác, ít phổ biến hơn

  • Thèm đồ ăn khác thường, chẳng hạn như thạch cao, giấy, kim loại …(hội chứng pica)
  • Ù tai
  • Đau lưỡi
  • Đau đầu
  • Ngứa da

Nếu mức độ chất sắt thấp hơn đáng kể so với mức cần thiết sẽ khiến cơ thể mẹ bị thiếu máu nghiêm trọng, mẹ sẽ có các triệu chứng rõ ràng hơn, chẳng hạn như nhịp tim không đều (đánh trống ngực) hoặc khó thở. Da của mẹ cũng có thể trông nhợt nhạt hơn bình thường. Cơ thể mẹ sau sinh khi thiếu máu cũng có nhiều khả năng bị nhiễm trùng, chẳng hạn như ho và cảm lạnh.

3. Bổ sung sắt cho phụ nữ sau sinh

Nếu mẹ đang cho con bú, mẹ cần bổ sung vitamin có chứa sắt và ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt sẽ giúp cơ thể dự trữ chất sắt nuôi cơ thể mẹ và em bé. Có hai nhóm thực phẩm giàu chất sắt là:

  • Thịt đỏ, cá và gia cầm có chứa sắt heme, dễ dàng được hấp thụ.
  • Đậu, trái cây sấy khô, ngũ cốc và các loại rau xanh đậm, như cải xoăn, củ cải, cải xoong và bông cải xanh…, có chứa sắt không chứa heme. Cơ thể khó hấp thụ hơn.

Vitamin C giúp cơ thể hấp thụ chất sắt không chứa heme trong bữa ăn. Uống nước cam hoặc ăn trái cây và rau giàu vitamin C, chẳng hạn như ớt hoặc trái kiwi vào bữa ăn, sẽ giúp ích cho việc hấp thụ sắt.

Tránh uống trà và cà phê trong bữa ăn, vì chúng có chứa polyphenol, khiến cơ thể khó hấp thụ chất sắt từ thực phẩm. Thuốc kháng axit làm giảm chứng ợ nóng cũng ngăn hấp thụ chất sắt từ thực phẩm.

Hãy thăm khám bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng thiếu máu nào trên đây. Bác sĩ có thể xét nghiệm máu và loại trừ các nguyên nhân có thể khác gây ra các triệu chứng mẹ đang gặp phải. Nếu mẹ được chẩn đoán thiếu máu do thiếu sắt, mẹ cần bổ sung viên uống bổ sung sắt với một liều lượng phù hợp kết hợp với chế độ ăn uống giàu chất sắt.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn