(12/10/2019)
Phụ nữ dễ bị thiếu sắt vì chúng ta có kinh nguyệt và mất máu ít nhất mỗi tháng một lần. Cơ thể chúng ta cần bù đắp cho sự mất mát đó bằng nhiều chất sắt hơn, đó là lý do tại sao cơ thể chúng ta cần có đủ chất sắt trong chế độ ăn uống hàng ngày. Phụ nữ mang thai đặc biệt dễ bị thiếu chất sắt. Khi mang thai lượng máu trong cơ thể mẹ bầu cần tăng lên để đủ cung cấp cho cơ thể mẹ và em bé.
Thiếu sắt có thể gây thiếu máu, hoặc số lượng hồng cầu thấp. Điều này có thể gây ra nhiều triệu chứng đáng ngạc nhiên khiến cho việc vượt qua cả ngày trở nên khó khăn, chẳng hạn như:
Đây là dấu hiệu phổ biến nhất của thiếu sắt và có lẽ cũng khó phát hiện nhất. Thiếu sắt khiến oxi tới các mô ít hơn, vì thế cơ thể bị cạn kiệt nguồn năng lượng cần thiết. Nếu sự mệt mỏi “bình thường” của bạn đi kèm với cảm giác yếu ớt, bồn chồn hoặc không thể tập trung, thì cần bổ sung sắt.
Thiếu máu khiến nồng độ ôxy xuống thấp, bạn luôn có cảm giác thiếu không khí và khó thở. Nếu bạn cảm thấy “không thử nổi” khi làm những việc mà bình thường bạn vẫn làm tốt – như lên cầu thang hay tập thể dục – thì có khả năng cơ thể bạn đang thiếu sắt.
Thiếu máu sẽ khiến móng tay, móng chân mỏng, giòn, yếu và dễ gãy hoặc lõm hình thìa (móng cong lõm xuống trông như cái thìa) thường xảy ra khi cơ thể thiếu máu nặng.
Móng tay hình thìa cũng có thể do chấn thương hay tiếp xúc với hóa chất… Tuy nhiên khi có những biểu hiện như trên cần đi xét nghiệm thiếu máu do thiếu sắt khi các nguyên nhân gây ra không rõ ràng.
Nhận biết dấu hiệu cơ thể đang thiếu sắt giúp mẹ bổ sung dưỡng chất kịp thời
Lượng sắt thấp làm giảm myoglobin, một protein ở hồng cầu hỗ trợ cho sức khỏe của cơ, bao gồm cả các cơ ở lưỡi, thiếu máu do thiếu sắt khiến lưỡi sưng lên và mềm đi gây khó khăn trong việc nhai, nuốt hoặc nói chuyện. Ngoài ra, những người bị thiếu sắt thường có miệng khô, cảm giác nóng rát và các vấn đề khác ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Thiếu máu cũng có thể khiến bạn có cảm giác lo lắng nhiều hơn. Tình trạng thiếu ô xi làm hệ thần kinh giao cảm tăng cường hoạt động, khiến cơ thể bị “tăng tốc” quá mức. Thêm nữa, do thiếu sắt khiến tim nhịp nhanh nên bạn dễ có cảm giác căng thẳng ngay cả khi đủ lý do để thư giãn.
Thiếu máu do thiếu máu toàn phát có thể gây rụng tóc. Lý do là vì cơ thể phải dành ưu tiên ô xi nuôi dưỡng các bộ phận quan trọng khi không được cung cấp đầu đủ sẽ khiến tóc bị rụng
Phụ nữ từ 19 đến 50 tuổi cần khoảng 18 mg sắt mỗi ngày – nhiều hơn 10 mg so với khuyến nghị cho nam giới cùng tuổi. Phụ nữ mang thai cần nhiều chất sắt (30 mg) trong khi phụ nữ trên 51 tuổi cần ít hơn (8 mg).
Sắt có nhiều trong các thực phẩm nguồn gốc động vật như: tim, gan, thịt gia cầm, nghêu, hàu,ốc, tôm, cua, lòng đỏ trứng… và trong các thực phẩm có nguồn gốc thực vật như: dưa leo, bí đỏ, cà chua, đậu, ngũ cốc, các loại rau có lá xanh đậm, bí ngô…
Một chế độ ăn uống bổ sung đầy đủ dinh dưỡng giàu sắt sẽ giúp bạn giảm tình trạng thiếu máu. Tuy nhiên trên thực tế việc chỉ bổ sung sắt thông qua chế độ ăn uống, sẽ không đảm bảo lượng sắt cần thiết, bạn sẽ chỉ hấp thu chưa đến 50% lượng sắt có trong đồ ăn. Do đó khi nhu cầu sắt tăng cao mà chế độ ăn hàng ngày không cung cấp đủ thì bạn cần bổ sung sắt từ thuốc sắt. Tuy nhiên, chỉ nên bổ sung liều sắt theo khuyến cáo ở mức thấp nhất. Việc dư thừa sắt cũng có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như: viêm loét dạ dày, tiêu chảy hoặc táo bón, đi ngoài phân đen… Để hạn chế tác dụng không mong muốn do bổ sung sắt gây ra, nên lựa chọn sản phẩm bổ sung sắt ở dạng ion hữu cơ, sắt hữu cơ không bị chuyển hóa ở dạ dày, chỉ hấp thu ở ruột non nên không gây ra các tác dụng phụ như táo bón, buồn nôn, khó tiêu và đầy bụng.
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ