Trang chủ » Những chuyện có thể xảy ra trong quá trình sinh nở mẹ bầu chưa chắc đã biết

Những chuyện có thể xảy ra trong quá trình sinh nở mẹ bầu chưa chắc đã biết

(24/07/2017)

Biết những điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho sự an toàn của mẹ và bé trong suốt quá trình sinh nở.

5 (100%) 2 votes

Với những người phụ nữ lần đầu làm mẹ, sinh nở luôn là một quá trình đầy khó khăn và và có thể gặp phải nhiều tình huống bất trắc. Việc biết những gì có thể xảy ra trước, trong và sau thời gian sinh nở là rất quan trọng, đặc biệt đối với sự an toàn của mẹ và bé. Hiểu được điều đó, Cố vấn Giáo dục Chuyên nghiệp Michelle Lyne thuộc Hiệp hội các Nữ hộ sinh Hoàng gia (Anh) đã chia sẻ chính xác những thực tế của việc sinh nở – những điều có thể khiến mẹ bầu ngỡ ngàng nhưng đáng để biết.


Sinh nở là quá trình khó khăn, nguy hiểm nhưng hạnh phúc của người làm mẹ.

1. Khi vỡ ối, mẹ bầu cảm thấy thế nào?

Thường thì mẹ bầu không cảm nhận được rõ ràng nhưng sẽ nhận thấy phần dưới cơ thể trở nên ẩm ướt và tình trạng này cũng có thể bị nhầm lẫn với hiện tượng són tiểu. Một vài phụ nữ cũng cho biết họ có cảm giác như thứ gì đó bị bóp vỡ và trào ra.

Tuy nhiên, không phải tất cả mẹ bầu đều vỡ ối khi đến ngày sinh nở, một vài người chỉ vỡ ối khi chính thức chuyển dạ do áp lực thai nhi thúc xuống phía dưới.

2. Có nước ối “trước” và nước ối “sau”

Nước ối “trước” là loại ở trước đầu trẻ và ối “sau” là nước ối ở sau đầu trẻ. Tỷ lệ mẹ bầu vỡ ối sau là không nhiều và trong trường hợp này mẹ bầu thường không cảm nhận được nước ối đã bị vỡ.

3. Vỡ màng chất nhầy khiến chất nhầy chảy ra nhiều

Màng chất nhầy là một dạng chất nhầy trong cổ tử cung của người mẹ. Chất nhầy này được nhiều người tin là có tác dụng ngăn chặn các căn bệnh truyền nhiễm xâm nhập vào tử cung, sẽ chảy ra khỏi âm đạo của người mẹ trước hoặc trong quá trình sinh nở. Thường chất nhầy có thể lẫn máu.

4. Mỗi người có cảm giác đau đẻ khác nhau

Tư thế của thai nhi có thể ảnh hưởng đến vị trí và cảm giác đau đẻ của người mẹ. Bắt đầu quá trình chuyển dạ, một số người mẹ có thể cảm thấy như đau bụng kinh; trong khi với nhiều người khác, cơn đau đến dồn dập như thể khung chậu và hai chân bị xé toạc.

Nếu thai nhi nằm úp mặt vào lưng người mẹ, mẹ bầu sẽ cảm nhận được cơn đau ở ngang bụng trước. Cũng có trường hợp mẹ bầu có cảm giác như “dâng trào” trong cơ thể. Hiện tượng co thắt đỉnh tử cung có thể xảy ra trước khi mẹ bầu thực sự cảm nhận được.

Nếu thai nhi nằm quay mặt ra ngoài với phần lưng áp vào xương sống người mẹ, mẹ bầu sẽ cảm nhận được cơn đau gần giống như đau lưng.

5. Thai nhi có thể thải phân su vào nước ối

Nếu thai nhi khi chào đời gặp vấn đề về sức khỏe, ruột của thai nhi có thể sẽ mở ra và thải phân su. Phân su là một loại hợp chất dính, mềm, màu đen hơi xanh đọng ở ruột của thai nhi. Khi đó, nước ối bị lẫn phân su sẽ chuyển màu từ trong suốt sang xanh hoặc đen.

Phân su bắt đầu hình thành từ khoảng tuần thai thứ 16 từ các chất thai nhi đã nhai và các chất được tạo ra trong ruột của thai nhi trong suốt thai kỳ. Thông thường, trẻ sẽ thải phân su trong hai ngày đầu đời. Hiện tượng phân su hòa lẫn nước ối chứng tỏ ruột của trẻ đã mở.

6. Nếu chọn tiêm gây tê ngoài màng cứng, mẹ bầu cần chuẩn bị tâm lý:

– Kiểm tra âm đạo thường được tiến hành để giám sát quá trình chuyển dạ của người mẹ và nếu người mẹ quyết định chọn gây tê ngoài màng cứng, màng bảo vệ cơ quan trong cơ thể có thể bị chọc thủng để việc giám sát thai nhi thuận lợi và chính xác hơn.

Biện pháp gây tê ngoài màng cứng ngày càng an toàn với mẹ bầu nhờ những tiến bộ đáng kể về kỹ thuật và công nghệ trong lĩnh vực này.

– Khả năng vận động bị suy giảm: Trong nhiều trường hợp, mẹ bầu bị gây tê ngoài màng cứng vẫn có thể vận động nhưng cũng có những trường hợp mẹ bầu không thể cử động dù chỉ một bên chân do áp lực của thuốc gây tê hoặc do tác động ngày càng mạnh của thuốc gây tê lên các dây thần kinh. Tình trạng này cũng có thể khiến mẹ bầu phải nằm trên giường trong thời gian dài.

– Huyết áp giảm: Khi phản ứng lại thuốc gây tê, hệ tĩnh mạch sẽ giãn ra. Hiện tượng này có thể ảnh hưởng không tốt đến cả người mẹ và thai nhi; vì vậy thuốc gây tê nên được tiêm vào cơ thể người mẹ qua tĩnh mạch ở cẳng tay hoặc mu bàn tay.

– Gây tê ngoài màng cứng cũng ảnh hưởng đến bàng quang: Dưới tác dụng của biện pháp gây tê ngoài màng cứng, người mẹ có thể không nhận ra bản thân cần đi tiểu. Nếu đi tiểu khó, người mẹ sẽ cần đặt ống thông. Tình trạng này có thể xuất hiện theo từng đợt, nhưng nếu tiếp diễn các bác sỹ sẽ cần đặt ống thông bên trong cơ thể người mẹ trong suốt quá trình sinh nở.

7. Trẻ có thể bị kẹt vì dây rốn

Khi đầu trẻ đã ra ngoài, y tá, hộ sinh có thể phát hiện dây rốn quấn quanh cổ trẻ. Khi đó, họ sẽ cố gắng nới lỏng dây rốn để trẻ chui qua đó.

Nếu không may dây rốn quấn quanh cổ thai nhi trong thời gian sinh nở, các bác sỹ sẽ tìm biện pháp can thiệt kịp thời.

Dây rốn dày khoảng 2cm, được cấu thành bởi các mô liên kết và được màng ối bao bọc. Dây rốn bọc quanh một tĩnh mạch rốn và hai động mạch rốn. Vì thế, dây rốn khá dai và khó cắt, đặc biệt là khi bị ứ máu. Nếu khiến dây rốn ngừng co bóp, hiện tượng máu ứ trong dây rốn sẽ giảm và dây rốn dễ cắt hơn.

Trong trường hợp không thể nới lỏng dây rốn, bác sĩ có thể cắt dây rốn luôn để phần còn lại của cơ thể trẻ thoát ra dễ dàng hơn. Tuy nhiên, biện pháp này không phải một lựa chọn tối ưu bởi cắt đi dây rốn có thể làm gián đoạn chức năng của nó đối với cơ thể trẻ.

Có tình huống dây rốn bị đứt ở giai đoạn 3 của quá trình sinh nở nếu bị kéo quá căng. Nếu tình trạng này xảy ra, phần dây rốn còn lại sẽ không đủ dài và người mẹ sẽ gặp khó khăn khi tự sổ nhau thai. Khi đó, các biện pháp thủ công sẽ được tính đến để giúp người mẹ loại bỏ nhau thai.


Dây rốn bao quanh một tĩnh mạch rốn và hai động mạch rốn của trẻ.

8. Những tác động tới “vùng dưới” của người mẹ sau sinh

Khoảng 85% phụ nữ sinh thường sẽ gặp phải vấn đề về khung chậu sau khi sinh. Nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng này do bệnh trĩ, do vết rạch hoặc vết rách âm đạo.


4 cấp độ chấn thương “phần dưới” của người mẹ sau sinh.

Vết rách âm đạo hoặc vết mổ càng sâu sẽ cần càng nhiều thời gian để hồi phục. Để vết thương nhanh lành, người mẹ cần giữ vệ sinh và thay băng vệ sinh sau mỗi lần đi vệ sinh.

Khi đi vệ sinh, người mẹ cũng có thể xả nước nhẹ nhàng lên vết khâu, vết mổ để giảm đau nhức.

Nguồn : afamily.vn

Đừng bỏ lỡ bài viết bạn quan tâm

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36