Trang chủ » Nhịp tim người già bao nhiêu là nguy hiểm?

Nhịp tim người già bao nhiêu là nguy hiểm?

(28/06/2024)

Nhịp tim người già bao nhiêu là nguy hiểm là điều người cao tuổi cần đặc biệt quan tâm, bởi khi thấy nhịp tim của mình ở mức nguy hiểm cần đến thăm khám bác sĩ để có thể điều trị kịp thời, tránh gây ra những biến chứng và bệnh lý nguy hiểm.

Rate this post

Nhịp tim người già bao nhiêu là nguy hiểm?

Nhịp tim được ghi nhận lúc nghỉ ngơi là số lần tim đập trong mỗi phút, khi cơ thể đang trong trạng thái nghỉ ngơi. Nếu nhịp tim khi cơ thể nghỉ ngơi cao hơn 100 nhịp/phút được coi là nhịp tim nhanh. Còn nếu nhịp tim dưới 60 nhịp/phút được gọi là nhịp tim chậm. Các chuyên gia về tim mạch đã xác định, nhịp tim khi trong trạng thái nghỉ ngơi lý tưởng là từ 60 – 100 nhịp/phút.

Vậy nhịp tim người già bao nhiêu là nguy hiểm? Khi nhịp tim của người cao tuổi dưới 60 nhịp/ phút hoặc lớn hơn 100 lần/ phút sẽ được coi là bất thường, có thể gây nguy hiểm cho người cao tuổi. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo nhịp tim của người cao tuổi bất thường:

  • Mạch đập không đều: Là tình trạng nhịp tim đập không đều đặn, ổn định. Tình trạng này còn được gọi là rối loạn nhịp tim.
  • Nhịp tim nhanh: Là tình trạng nhịp tim tăng cao liên tục khi người già nghỉ ngơi, thường nhịp tim sẽ cao hơn 100 nhịp/ phút. Khi đó người cao tuổi có thể cảm thấy đánh trống ngực, tim đập thình thịch. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến cố như huyết khối, suy tim, đột quỵ,…
  • Nhịp tim chậm: Là tình trạng nhịp tim giảm liên tục khi người già nghỉ ngơi. Nếu nhịp tim giảm xuống thấp hơn 60 nhịp/ phút có thể khiến ngừng tim và đột tử. Tuy nhiên, đối với người già đang sử dụng thuốc làm giảm nhịp tim như thuốc chẹn beta thì nhịp tim ở 60 nhịp/ phút không phải lúc nào cũng cần hỗ trợ y tế.

Nếu tình trạng tim mạch của người già thay đổi, tăng nhanh hoặc quá chậm thường xuyên mà không rõ nguyên nhân, người nhà cần đưa người già đến bệnh viện để có thể kiểm tra kỹ càng. Khi đó để xác định nhịp tim người già bao nhiêu là nguy hiểm, tốt nhất nên tham khám bác sĩ và căn cứ vào thể trạng của người già mà có thể được kê đơn thuốc điều trị phù hợp.

Nhịp tim người già bao nhiêu là nguy hiểm?

Nhịp tim dưới 60 nhịp/phút và trên 100 nhịp/phút ở người già được coi là bất thường

Những yếu tố tác động đến nhịp tim của người già

Có nhiều nguyên nhân tác động đến sự cân bằng nhịp đập của tim ở người già. Sau đây là một số yếu tố chính:

  • Cơ thể bị mất nước

Khi cơ thể người già bị mất nước, thể tích lượng máu sẽ giảm đi. Do đó tim cần đập nhiều hơn để có thể bơm máu khắp cơ thể. Khi đó người già có thể cảm nhận được nhịp tim nhanh hơn, đánh trống ngực. Do đó việc bù nước là rất quan trọng để có thể điều chỉnh nhịp tim và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Lượng nước nên bổ sung từ 1,5 –  2 lít rưỡi mỗi ngày.

  • Tình trạng nhiễm trùng, sốt

Nhịp tim của cơ thể sẽ tăng lên khi người già bị nhiễm trùng hoặc sốt. Bởi khi đó tim cần bơm máu mạnh hơn, giúp cung cấp oxy đi khắp cơ thể để chống lại nhiễm trùng. Tình trạng nhịp tim nhanh cũng gặp khi người già bị nhiễm virus hoặc Covid-19.

  • Tương tác khi sử dụng thuốc

Một số loại thuốc người cao tuổi sử dụng có thể gây ra những thay đổi đối với nhịp tim. Ví dụ khi dùng thuốc điều trị hen suyễn khiến tim đập nhanh hơn, còn thuốc trị bệnh tim như chẹn beta giao cảm lại làm tim đập chậm lại. Nếu nhận thấy biến đổi về nhịp tim và biến đổi sức khỏe sau khi dùng thuốc, người cao tuổi cần liên hệ với bác sĩ để điều chỉnh cho phù hợp.

Nhịp tim người già bao nhiêu là nguy hiểm?

Tương tác thuốc cũng làm ảnh hưởng đến nhịp tim của người già

  • Người già đang mắc các bệnh tim mạch

Trong một số trường hợp người già gặp bất thường về nhịp tim là do hệ thống điện sinh lý của tim bất thường. Điều này khiến loạn nhịp tim, làm cho tim đập chậm hơn, nhanh hơn hoặc không đều.

  • Các tình trạng sức khỏe khác

Một số tình trạng sức khỏe khác như người già bị thiếu máu, nhiễm trùng, bệnh về tuyến giáp,… cũng khiến nhịp tim bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, các yếu tố nguy cơ như sử dụng chất kích thích (cafein, rượu) cũng khiến nhịp tim nhanh.

Để có thể phòng ngừa bệnh tim mạch, người già cần có chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt thật lành mạnh và khoa học. Ngoài ra, người già cũng cần chú ý bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của tim mạch. Đặc biệt, magie là vi chất cần thiết giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, rối loạn nhịp tim,… Do đó, trường hợp người già bị thiếu magie, cần chú ý bổ sung đầy đủ qua cả chế độ ăn và viên uống khi cần thiết.

Khi bổ sung vi chất, cần tìm hiểu cách uống, liều lượng, uống sắt và magie B6 cùng lúc được không để mang lại hiệu quả tối ưu!

Viên uống bổ sung magie và vitamin B6 - nhập khẩu từ Châu Âu chính hãng

Viên uống bổ sung magie và vitamin B6 – nhập khẩu từ Châu Âu chính hãng

** Chela-Mag B6 là sản phẩm được nhập khẩu chính hãng từ Châu Âu, phân phối độc quyền tại Việt Nam!

Bài viết này đã giải đáp được thắc mắc nhịp tim người già bao nhiêu là nguy hiểm. Chúc người cao tuổi luôn theo dõi nhịp tim đúng cách để có thể duy trì sức khỏe tốt nhất.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36