Trang chủ » Nhau bám mặt trước khi nào thai máy

Nhau bám mặt trước khi nào thai máy

(28/06/2021)

Nhau thai có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi, giúp thai nhi duy trì sự sống suốt 9 tháng thai kỳ. Cảm nhận từng cử động của bé yêu trong bụng là niềm vui sướng và mong ngóng của rất nhiều mẹ bầu trong thời gian mang thai.Tìm hiểu nhau bám mặt trước khi nào thai máy và những vấn đề cần biết về nhau thai bám mặt trước.

5 (100%) 1 vote

Bất kì một hiện tượng nào khi mang thai đều khiến mẹ bầu vô cùng lo lắng, trong đó vị trí nám của nhau thai trước hay sau rất được mẹ bầu quan tâm. Nhau bám trước là hiện tượng thường gặp và không quá nguy hiểm cho mẹ bầu nếu các mẹ biết cách chăm sóc thai kì và thăm khám thai đúng lịch khám thai cho mẹ bầu.

Thay vì quá lo lắng, các mẹ nên có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lí, bổ sung vitamin cho bà bầu với liều lượng phù hợp giúp bé yêu được phát triển tốt nhất, toàn diện nhất.

Nhau bám mặt trước khi nào thai máy

Mẹ bầu cần bổ sung đủ sắt, canxi, DHA cho bà bầu đầy đủ trong thai kì 

Nhau bám mặt trước là gì?

Nhau thai là cơ quan kết nối bào thai với thành tử cung của mẹ thông qua dây rốn. Nhiệm vụ chính của nhau thai là vận chuyển chất dinh dưỡng, cung cấp oxy cho thai nhi đồng thời giúp đào thải các chất thải của thai nhi. Ngoài ra, nhau thai còn có vai trò quan trọng là bảo vệ bé khỏi nguy cơ nhiễm trùng và tiết ra lượng lớn các hormone nữ để ngăn chặn các cơn co thắt tử cung diễn ra khi chưa đến ngày dự sinh. Thông thường, nhau thai sẽ bám vào mặt trước hoặc mặt sau đáy tử cung.

Vị trí thường gặp của nhau thai là:

  • Nhau bám mặt sau – ở phía sau thành tử cung.
  • Nhau bám mặt trước – ở phía trước thành tử cung.
  • Nhau bám ở phía trên thành tử cung
  • Nhau bám ở bên phải hoặc bên trái tử cung.

Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp nhau thai nằm ở vị trí bất thường. Nhau bám mặt trước tử cung hay rau bám mặt trước tử cung khi mang thai tức là rau bám ngay trước thành tử cung của người mẹ. Tùy vào vị trí của rau bám trên người mẹ mà mẹ sẽ cảm nhận được thai máy, thai chuyển động sớm hay muộn khi các bác sĩ siêu âm.

Nhau bám mặt trước khi nào thai máy

Nhau bám mặt trước là tình trạng nhau thai bám ngay trước thành tử cung

Nhau bám mặt trước khi nào thai máy?

Khi thai nhi đã đủ lớn có thể có những cử động rõ ràng trong tử cung và thể hiện cho mẹ bầu biết. Cảm nhận từng cử động của bé yêu trong bụng là niềm vui sướng và mong ngóng của rất nhiều mẹ bầu trong thời gian mang thai. Nhau bám mặt trước khi nào thai máy là băn khoăn chung của rất nhiều mẹ bầu.

Nhau bám mặt trước tạo nên một vách ngăn giữa em bé và tử cung của mẹ, khiến cho mẹ bầu khó khăn trong việc cảm nhận cử động của thai nhi. Nếu nhau thai bám mặt trước thì thời điểm các mẹ cảm nhận được những cử động của bé sẽ chậm hơn so với những trường hợp mang thai bình thường. Thông thường, phụ nữ mang thai sẽ cảm nhận được những cử động nhỏ của thai nhi vào tuần 18-20 và rõ ràng các cử động của bé ở tuần thứ 22. Song nếu nhau thai bám mặt trước, các mẹ sẽ cảm nhận được các cử động thai máy vào khoảng tuần thứ 24 của thai kì.

Nếu sau tuần 24, mẹ bầu vẫn không cảm nhận được các chuyển động của bé yêu, hãy đến gặp bác sĩ để hỏi về trường hợp của mình. Bé sẽ tiếp tục phát triển trong những tuần tiếp theo nên bạn sẽ thường xuyên cảm nhận được những cú đạp của bé.

Nhau bám mặt trước khi nào thai máy

Mẹ bầu có nhau bám trước cảm nhận thai máy ngoài tuần 20 trở đi

Nhau bám mặt trước tác động như thế nào đến sức khỏe thai kì

Nhau bám mặt trước khiến cho các mẹ cảm nhận cử động máy thai chậm hơn những vị trí bám khác, ngoài ra nhau bám trước còn ảnh hưởng đến sức khỏe thai kì như:

  • Tăng khả năng sinh mổ

Nếu bé bị ngôi ngược (ngôi mông), nhau thai bám mặt trước sẽ cẩn trợ việc đưa bế ra ngoài. Nhau bám mặt trước cũng có thể khiến mẹ bầu tăng nguy cơ phải sinh mổ. Do đó các mẹ nên khám thai định kì để theo dõi sức khỏe cũng như xác định xem có thể sinh thường hay sinh mổ nhé.

  • Gây khó khăn cho chuyển dạ

Nhau bám mặt trước cũng là nguyên nhân làm kéo dài các cơn đau đẻ và các dấu hiệu chuyển dạ không rõ rệt nên mẹ bầu khó có thể nhận biết được thời điểm sinh nở của mình. Ngoài ra, đối với những mẹ sinh mổ ở lần đầu, mang thai lần 2 bị nhau bám trước rất dễ bám cài vào vết mổ cũ gây tình trạng nhau cài răng lược rất nguy hiểm.

Nhau bám mặt trước khi nào thai máy

Mẹ bầu nên tham khám thai thường xuyên vào những tháng cuối 

  • Khó nghe được nhịp tim của bé

Vị trí bám của nhau thai không thuận lợi sẽ khiến bác sĩ gặp nhiều khó khăn khi nghe nhịp tim của bé. Tuy nhiên, việc siêu âm xác định giới tính của thai nhi thì lại không có trở ngại.

Nhau bám mặt trước khi nào thai máy chắc hẳn các mẹ đã nắm được thông qua bài viết trên. Tình trạng nhau bám mặt trước không quá gây nguy hiểm cho mẹ bầu tuy nhiên các mẹ nên tham khám thai định kì thường xuyên để theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân cũng như sự phát triển của bé yêu trong bụng.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn