Trang chủ » Nhận biết những dấu hiệu dị tật thai nhi trong thai kì mẹ bầu nên biết

Nhận biết những dấu hiệu dị tật thai nhi trong thai kì mẹ bầu nên biết

(10/01/2022)

Thai nhi bị dị tật là nỗi lo lắng của bất kỳ mẹ bầu nào nhưng các mẹ bầu có thể chủ động ngăn ngừa tình trạng dị tật thai nhi bằng cách cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho quá trình hình thành và phát triển của bào thai. Nhận biết những dấu hiệu dị tật thai nhi trong thai kì cũng như những cách ngăn ngừa dị tật bào thai hiệu quả nhất.

5 (100%) 1 vote

Nhận biết những dấu hiệu dị tật thai nhi

Dị tật thai nhi là khiếm khuyết di truyền hoặc thể chất ở thai nhi, có tác động tiêu cực tới sức khỏe thai kỳ, quá trình sinh nở cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của trẻ sau khi được sinh ra. Một số dị tật thai nhi có thể khắc phục những một số dị tật không thể khắc phục hoặc do mẹ phát hiện quá muộn nên không thể cải thiện, khiến mẹ bầu bị sinh non hoặc thai nhi tử vong ngay sau khi chào đời.

Nhận biết những dấu hiệu dị tật thai nhi trong thai kì mẹ bầu nên biết

Hội chứng Down xuất hiện do những bất thường của nhiễm sắc thể

Dị tật thai nhi phổ biến 

Các dị tật thai nhi phổ biến nhất gồm có:

  • Nứt đốt sống
  • Khuyết tật tim bẩm sinh
  • Sứt môi, hở hàm ếch
  • Dị tật ở tứ chi hay bộ phận sinh dục
  • Hội chứng Down
  • Trẻ chậm lớn, chậm phát triển trí tuệ

Các dấu hiệu nhận biết dị tật ở thai nhi

Hiện nay khoa học công nghệ phát triển, các mẹ có thể chủ động phát hiện các dấu hiệu dị tật thai nhi sớm để có thể cải thiện, khắc phục tốt nhất trong những trường hợp có thể. Các dấu hiệu nhận biết dị tật thai nhi sớm gồm có:

  • Dị tật do nhiễm sắc thể bất thường: Các hội chứng di truyền xuất hiện do sự bất thường ở các nhiễm sắc thể. Tùy theo từng thay đổi trẻ có thể mắc hội chứng Down, Edward, Patau,… Những dị tật này không thể chữa khỏi, trẻ sẽ phải chung sống cả đời với những căn bệnh này.
  • Dị tật tại tim: Dị tật tim thường có tính di truyền, nếu các thành viên trong gia đình mắc bệnh tim trẻ sinh ra cũng có nguy cơ bị dị tật tim rất cao, mẹ cần chú ý khám sàng lọc sớm theo chỉ định của bác sĩ trong thời gian mang thai.
  • Dị tật tại hệ thần kinh: Các dị tật tại cáu trúc hệ thần kinh thường xuất hiện trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2, mẹ cần ăn uống đủ dinh dưỡng, đặc biệt là sắt và axit folic cho bà bầu và chú ý điều hòa cân nặng, huyết áp ở mức hợp lý.

Cách xác định dấu hiệu dị tật ở thai nhi

Để xác định dấu hiệu dị tật ở thai nhi bác sĩ có thể sử dụng 1 hoặc áp dụng động thời các phương pháp sau đây:

1. Siêu âm

Công nghệ siêu âm dùng sóng âm thanh có tần số cao để dựng hình ảnh thai nhi và hiển thị trên màn hình máy tính. Hầu hết mọi mẹ bầu đều sử dụng siêu âm như một hình thức kiểm tra sức khỏe thai kỳ hiệu quả nhất vì có thể kiểm tra sức khỏe tổng thể, giới tính, vị trí của thai nhi, đo lượng nước ối, tình trạng của nhau thai và dự kiến ngày sinh. Qua đó các dị tật thai nhi như hở hàm ếch, biến chứng nhau thai bám thấp,… có thể được phát hiện chính xác.

Nhận biết những dấu hiệu dị tật thai nhi trong thai kì mẹ bầu nên biết

Siêu âm là phương pháp kiểm tra các dấu hiệu dị tật cho thai nhi được dùng

2. Xét nghiệm hóa sinh

Xét nghiệm hóa sinh giúp chẩn đoán sớm các dị tật bẩm sinh do nhiễm sắc thể như Down, Patau,… Các xét nghiệm hóa sinh mẹ bầu cần thực hiện cở mỗi giai đoạn gồm có Double Test (tuần 11 – 13) và Triple Test (tuần 14 – 21).

3. Sàng lọc không xâm lấn trước sinh bằng xét nghiệm NIPT 

Xét nghiệm NIPT là xét nghiệm sàng lọc trước sinh có độ chính xác cao nhất, có thể phân tích ADN tự do của thai nhi có trong máu được lấy ra từ tĩnh mạch của mẹ để sàng lọc các dị tật thai nhi phổ biến

Cách ngăn ngừa dị tật thai nhi

Có một số dị tật nhẹ, không làm ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của thai nhi nhưng cũng có một số dị tật nghiêm trọng, ví dụ như nứt đốt sống, sẽ khiến trẻ bị tàn tạt suốt đời hoặc thậm chí có thể gây tử vong. Để cuộc sống của bé không bị dị tật bẩm sinh làm ảnh hưởng, cách hiệu quả nhất là ngăn ngừa dị tật thai nhi ngay từ khi mang thai.

Bổ sung đủ Sắt và axit folic ngay từ đầu thai kì để phòng ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi

Mẹ bầu cần bổ sung axit folic trước và trong thai kỳ 

Cách ngăn ngừa dị tật thai nhi phổ biến nhất gồm có:

  • Bổ sung axit folic: Phụ nữ trong độ tuổi sinh nở nên bổ sung axit folic ngay từ khi có kế hoạch mang thai đến hết thai kỳ để ngăn ngừa nguy cơ trẻ bị dị tật cột sống và não. Thông thường sắt và axit folic sẽ cùng được đưa vào thành phần của viên sắt bà bầu. Để có thể tối ưu hiệu quả bổ sung mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sắt uống trước hay sau ăn cũng như những chú ý khác khi uống sắt.
  • Nói không chất kích thích: Trước, trong và sau khi sinh con mẹ cần tuyệt đối tránh xa rượu, bia, thuốc lá, ma túy.
  • Thận trọng khi dùng thuốc: Một số loại thuốc uống trong thai kỳ có thể gây ra dị tật bẩm sinh nghiêm trọng cho thai nhi. Mẹ bầu phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống bất kỳ một loại thuốc nào để tránh thai nhi bị dị tật không đáng có.
  • Kiểm soát cân nặng, huyết áp: Mẹ bầu có tiền sử tiểu đường cần có chế độ chăm sóc đặc biệt để tránh bị biến chứng gây dị tật thai nhi.
  • Khám thai định kỳ để phát hiện dị tật thai nhi sớm.

Trên đây là cách nhận biết dấu hiệu dị tật thai nhi cũng như cách giảm nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cho trẻ mẹ bầu nào cũng cần phải biết. Ngoài ra việc thực hiện khám thai định kỳ cũng rất quan trọng để có thể phát hiện sớm và đưa ra phương pháp điều trị dị tật thai nhi phù hợp, hiệu quả.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn