Trang chủ » Nguyên nhân khiến mẹ bị ngứa khi mang thai và cách cải thiện

Nguyên nhân khiến mẹ bị ngứa khi mang thai và cách cải thiện

(14/03/2023)

Ngứa ở nhiều bộ phận trên cơ thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến mẹ mất đi vẻ tự tin vốn có và còn ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé trong thai kỳ. Mẹ bầu bị ngứa khi mang thai do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cùng tìm hiểu những nguyên ngân gây ngứa khi mang thai và cách cải thiện hiệu quả.

Rate this post

Những nguyên nhân khiến mẹ bị ngứa khi mang thai

Mẹ bầu có thể xuất hiện tình trạng ngứa ngáy ở nhiều vùng da trên cơ thể như mặt, bụng, đùi, ngực, lưng, tay chân thậm chí là vùng kín cũng ngứa thường xuyên. Tình trạng ngứa có thể kèm theo những vết mẩn đỏ, phát ban hoặc mụn nước trên da. Những nguyên nhân gây nên tình trạng trên là gì?

Nội tiết tố thay đổi

Đây là nguyên nhân chính và khó tránh khỏi ở nhiều mẹ bầu. Trong thời kỳ mang thai, nội tiết tố của chị em phụ nữ sẽ thay đổi đáng kể kéo theo những thay đổi khác trong cơ thể. Nội tiết tố thay đổi, đặc biệt là hormone estrogen cũng chính là nguyên nhân khiến bà bầu bị ngứa, mọc nhiều nốt ban đỏ, nổi mề đay trên da.

Nguyên nhân khiến mẹ bị ngứa khi mang thai và cách cải thiện

Nội tiết tố thay đổi là nguyên nhân gây ngứa hàng đầu

Mẹ tăng cân nhiều 

Thai nhi phát triển rất nhanh kèm theo tăng cân quá nhiều ở mẹ bầu khiến cho những vùng da trên cơ thể bị kéo căng quá nhanh mà độ ẩm không bù đắp kịp khiến da bị rạn và gây khô ngứa. Đặc điểm nhận biết rất rõ là những vết rạn ở vùng bụng, ngực và đùi của mẹ bầu.

Mẹ bị dị ứng 

Dị ứng bởi các yếu tố bên ngoài là nguyên nhân khiến mẹ cũng dễ bị ngứa. Phấn hoa, lông chó mèo, thời tiết, nước hoa, mỹ phẩm, thức ăn, dị ứng thuốc sắt do sử dụng sản phẩm kém chất lượng… đều là những tác nhân thường gặp khiến mẹ bị dị ứng và gây ngứa nhiều trên khắp cơ thể.

Nguyên nhân khiến mẹ bị ngứa khi mang thai và cách cải thiện

Dị ứng khiến nhiều mẹ bị ngứa da nghiêm trọng 

Chứng ứ mật trong gan 

Do tình trạng ứ mật trong gan làm cho mật không lưu thông bình thường trong các ống nhỏ của gan, làm cho muối mật tích tụ ở da và gây ngứa, ngoài ngứa bà bầu còn có các triệu chứng khác như chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, nếu ứ mật nhiều có thể gây ra vàng da.

Nhiễm khuẩn trên da 

Vi khuẩn xâm nhập trên da gây các bệnh về da như viêm nang lông, viêm da bọng nước khiến tay chân, lưng, bụng của mẹ bị nổi mẩn đỏ và ngứa nghiêm trong. Ngoài ra do nhiễm vi khuẩn, nấm trong quá trình mang thai cơ quan sinh dục ngoài dễ bị tấn công bởi các yếu tố gây bệnh khiến vùng kín của mẹ bầu luôn bị ngứa ngáy.

Nguyên nhân khiến mẹ bị ngứa khi mang thai và cách cải thiện

Những bệnh viêm da luôn khiến mẹ ngứa ngáy

Cách cải thiện ngứa khi mang thai nhanh chóng và an toàn cho mẹ bầu

Ngay từ khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện ngứa dù là nhỏ nhất, mẹ cũng nên có những cách giảm ngứa khi mang thai phù hợp để xoa dịu vết ngứa và tránh cho tình trạng ngứa lan rộng. Mẹ nên chú ý:

Những việc mẹ nên làm bao gồm:

  • Nên dùng khăn ấm hoặc khăn mát để chườm lên vùng da ngứa.
  • Nên giữ ẩm và chống rạn da bằng một số loại tinh dầu được chiết xuất từ thiên nhiên.
  • Nên tắm bằng nước ấm và dùng vải bông mềm để chà nhẹ lên da vùng bụng và da toàn thân.
  • Nên mặc những trang phục rộng rãi, có chất liệu thấm hút tốt.
  • Nên uống nhiều nước mỗi ngày và ăn nhiều rau củ quả để bổ sung các vitamin A, C, E có lợi cho làn da và cơ thể.
  • Lựa chọn những sản phẩm sử dụng trong thai kì uy tín, chính hãng, nhất là các sản phẩm tiếp xúc với da: quần áo, mĩ phẩm; các loại viên uống bổ sung, thực phẩm ăn hàng ngày, … Tránh các thành phần mà cơ thể có tiền sự dị ứng trước đó, tránh các sản phẩm không rõ nguồn gốc, …

sắt không gây tác dụng phụ cho mẹ bầu

Sắt cho bà bầu – nhập khẩu Châu Âu chính hãng

Những việc mẹ không nên làm như: 

  • Không nên cào, gãi vì nó có thể gây kích thích da và khiến những cơn ngứa của mẹ ngày càng nghiêm trọng hơn. Đặc biệt không nên xoa gãi bụng bầu nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
  • Không nên tắm bằng nước nóng vì để tránh gây khô da và tăng cảm giác ngứa.
  • Không nên ra ngoài khi thời tiết quả nắng nóng, đồng thời mẹ bầu cũng không nên tiếp xúc với những đồ vật bị bụi bẩn hay một số tác nhân gây ngứa khác.
  • Không nên ăn những thực phẩm có tính cay nóng để tránh nguy cơ kích thích những cơn ngứa.

Những thông tin trên đã giúp mẹ bầu nắm được những nguyên nhân khiến mẹ bị ngứa khi mang thai và cách cải thiện sao cho hiệu quả nhất. Các mẹ cần chủ động quan sát các thay đổi trên cơ thể để chủ động có biện pháp ngăn ngừa và điều trị kịp thời. Chúc mẹ luôn có sức khỏe tốt và em bé chào đời khỏe mạnh!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn