Nguyên nhân gây ra tình trạng đau xương mu khi mang thai

(26/05/2023)

Đau xương mu khi mang thai là một trong những biểu hiện thường thấy ở bà bầu, tuy không nguy hiểm nhưng lại làm cho mẹ mệt mỏi, khó chịu. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng đau xương mu khi mang thai là gì và cách xử lý thế nào? 

Rate this post

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng đau xương mu khi mang thai

Giống như khi mẹ bị đau xương chậu khi mang thai, hiện tượng đau xương mu khi mang thai cũng khá phổ biến, thường xuất hiện ở những tháng cuối gần sinh và biến mất sau khi mẹ sinh xong. Nguyên nhân chính khiến mẹ bị đau xương mu là do trọng lượng thai nhi tăng dần và gây áp lực lên xương mu, xương chậu và gây ra cảm giác ê ẩm tại vùng xương mu.

Nguyên nhân gây ra tình trạng đau xương mu khi mang thai

Trọng lượng thai nhi tăng lên nhiều hơn gây áp lực và khiến mẹ bầu đau xương mu

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác dẫn đến mẹ bầu đau xương mu như:

  • Đa thai và đa sản: Khi mẹ bầu đôi, thậm chí là ba thai nhi trong bụng cũng hay bị đau xương mu khi mang thai. Thông thường khi mang thai từ lần thứ hai trở đi, cơ bụng của mẹ bầu có xu hướng mềm hơn, thai nhi ở vị trí thấp hơn nên mẹ cũng dễ bị đau xương mu hơn. Tần suất và mức độ bị đau tăng nhiều lần khi mẹ hoạt động thể lực.
  • Phù nề: Trong thai kỳ, thể tích tuần hoàn trong cơ thể tăng cao và nhau thai là nơi tập trung dinh dưỡng để nuôi thai nhi. Vì vậy, khu vực gần xương mu của mẹ cần hoạt động nhiều, gây ra phù nề, chèn ép và dẫn tới tình trạng bị đau.
  • Biến đổi hormone: Sự thay đổi nội tiết tố của bà bầu cũng là lý do mẹ bị đau xương mu. Khi lượng progesterone trong máu của bà bầu tăng cao làm cho các khớp xương chậu không linh hoạt, dẫn tới đau xương mu.
  • Kích thước của thai nhi: Thai nhi càng lớn thì áp lực lên vùng bụng dưới của mẹ càng cao, và dẫn tới hiện tượng bị đau xương mu khi mang thai.
  • Thiếu canxi: Thiếu canxi trong thai kỳ làm cho khớp xương của bà bầu trở nên yếu hơn và hay bị nhức mỏi. Khi em bé quay đầu sẽ khiến mẹ bị đau nhiều hơn. Có trường hợp đau tới khi chuyển dạ.
  • Tư thế em bé 3 tháng cuối thai kỳ: Em bé sẽ có xu hướng tiến dần về phía dưới âm đạo của mẹ trong những tháng cuối gần sinh, khiến cho xương mu của mẹ chịu áp lực nhiều hơn và có tình trạng đau.

Bất cứ mẹ bầu nào cũng có thể bị đau xương mu, mẹ không cần quá lo lắng về điều này. Tuy nhiên nếu các cơn đau chuyển thành cơn co thắt tử cung mạnh và xuất hiện dịch âm đạo ở tuần thai 36-37 thì mẹ bầu cần tới bệnh viện ngay bởi đây có thể là dấu hiệu sinh non.

Cách giảm đau xương mu khi mang thai mẹ nên biết

Nguyên nhân gây ra tình trạng đau xương mu khi mang thai

Sử dụng đai hỗ trợ bụng bầu để giảm áp lực lên xương mu cho mẹ khi mang thai

Đau xương mu khi mang thai tuy không gây nguy hiểm trực tiếp tới sức khỏe bà bầu và sự phát triển của thai nhi, tuy nhiên lại khiến mẹ bị khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Mẹ có thể tham khảo các biện pháp giảm đau xương mu đơn giản, hiệu quả như sau:

  • Tập thể dục thường xuyên trong thai kỳ để giúp cơ thể dẻo dai, giúp hệ xương khớp chắc khỏe. Không chỉ giúp giảm đau xương mu hiệu quả, tập thể dục còn giúp mẹ trải qua quá trình vượt cạn thuận lợi hơn.
  • Đeo đai bụng bầu là biện pháp giảm áp lực lên xương mu để giảm đau nhanh hơn, tuy nhiên mẹ cũng không nên lệ thuộc vào đai đeo.
  • Không nên giữ một tư thế quá lâu, mẹ hãy sử dụng các loại gối tựa nâng đỡ cơ thể khi ngồi, hoặc nằm nghiêng để tăng tuần hoàn máu, đổi chân khi đứng lâu..
  • Tránh sử dụng giàu cao gót để đảm bảo an toàn cho bà bầu, giảm nguy cơ bị té ngã cũng như tránh tạo áp lực lên phần dưới cơ thể, làm cho cơn đau xương mu bị trầm trọng hơn.
  • Tăng cường sử dụng các viên uống canxi dành cho bà bầu để hỗ trợ sức khỏe hệ xương khớp, đáp ứng đầy đủ nhu cầu canxi của cơ thể mẹ và em bé trong bụng, giảm các cơn đau nhức xương, chuột rút thường gặp khi mang thai.

Viên bổ sung canxi cho bà bầu nhập khẩu châu Âu chính hãng

Viên bổ sung canxi cho bà bầu nhập khẩu châu Âu chính hãng

Hy vọng sau khi đọc xong bài viết trên, mẹ đã biết nguyên nhân gây ra tình trạng đau xương mu khi mang thai là do đâu và làm sao để giảm cơn đau hiệu quả rồi. Mẹ hãy bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, lưu ý thai được bao nhiêu tuần thì uống canxi để tăng cường sớm, nhằm giảm các cơn đau mỏi vì thiếu canxi cũng như tăng cường vi chất cơ thể cần trong thai kỳ.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Bộ 4 vi chất Sắt – Axit Folic, Canxi D3, DHA và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu – sau sinh nhập khẩu Châu Âu chính hãng
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe:
– Chela – Ferr Forte được nhập khẩu nguyên hộp từ Châu Âu, có chứa sắt Ferrochel ở dạng axit amin Chelate và Axit Folic. Hỗ trợ bổ sung và dễ hấp thụ sắt. Hỗ trợ cải thiện thiếu máu do thiếu sắt.
– Chela – Ferr Forte đã được nghiên cứu lâm sàng chứng nhận hiệu quả: Trên 90% phụ nữ mang thai đã hoàn toàn hết thiếu máu và cải thiện đáng kể tình trạng thiếu máu. 100% trường hợp thiếu máu nhẹ đã hết thiếu máu
– Chela – Calcium D3 có chứa calcium amino acid chelate Albion® giúp bổ sung canxi và vitamin D3, hỗ trợ hệ xương chắc khỏe.
– Gold DHA cung cấp DHA và Axit Folic cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
– Prenalen với thành phần từ Kẽm, Vitamin C và các chiết xuất tự nhiên: tỏi khô, mâm xôi đỏ, … giúp bổ sung vitamin và khoáng chất, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ nâng cao sức khỏe cho mẹ bầu, mẹ cho con bú, người cần tăng cường sức đề kháng. – Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. – Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.
GPQC: 01343/2018/ATTTP-XNQC; 2141/2020/ATTP-XNQC; 2144/2020/XNQC-ATTP; 3705/2020/XNQC-ATTP

 

Quét mã QR nhắn tin bằng ZALO trên điện thoại

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn