Trang chủ » Nguyên nhân dây rốn quấn cổ thai nhi

Nguyên nhân dây rốn quấn cổ thai nhi

(27/02/2025)

Thai nhi bị dây rốn quấn cổ không phải là hiện tượng hiếm gặp, tuy nhiên trong một số trường hợp thì em bé có thể gặp nguy hiểm nếu thai nhi quấn nhiều vòng và siết quá chặt. Bài viết sau đây sẽ giúp mẹ tìm hiểu nguyên nhân dây rốn quấn cổ thai nhi và làm sao để cải thiện tình trạng này.

Rate this post

Nguyên nhân dây rốn quấn cổ thai nhi là gì?

Dây rốn quấn cổ là tình trạng hay gặp phải ở thai nhi, với tỷ lệ khoảng 12% với thai nhi từ 24-26 tuần tuổi, 37% với thai nhi đủ tháng. Nguyên nhân dây rốn quấn cổ thai nhi có thể do:

  • Dây rốn không đủ mềm: Về mặt sinh học, dây rốn được bao quanh bởi lớp thạch Wharton mềm dẻo, trơn, hạn chế tình trạng dây rốn bị thắt nút và quấn cổ thai nhi khi bé cử động mạnh trong bụng.
  • Bà bầu vận động mạnh và quá sức: Các bà bầu vận động mạnh, thường xuyên làm việc nặng sẽ khiến thai nhi quay đầu xuống dưới, làm cho thai nhi dễ bị dây rốn quấn quanh người, quanh cổ.
  • Bà bầu dư ối hay đa ối: Mẹ bầu có nhiều nước ối sẽ làm tăng nguy cơ thai nhi bị dây rốn quấn cổ đặc biệt trong giai đoạn cuối thai kỳ.
  • Dây rốn dài: Nguyên nhân dây rốn quấn cổ thai nhi có thể do dây rốn dài. Thai nhi có dây rốn dài hơn chiều dài trung bình 56cm dễ làm dây rốn bị rối, bị thắt nút và khiến nguy cơ thai nhi bị dây rốn quấn cổ cao hơn.

Nguyên nhân dây rốn quấn cổ thai nhi

Dây rốn quá dài có thể quấn xung quanh người và quấn cổ thai nhi

Bị dây rốn quán cổ có gây nguy hiểm cho thai nhi không?

Thông thường dây rốn quấn cổ 1 hay 2 vòng ít ảnh hưởng tới thai nhi. Hiện tại chưa có đủ bằng chứng cho thấy bị dây rốn quấn cổ làm tăng tỷ lệ thai nhi chết lưu trong bụng mẹ, tuy nhiên dây rốn quấn cổ nhiều vòng sẽ làm tăng cao nguy cơ hơn so với dây rốn quấn cổ 1 vòng hoặc thai nhi không bị dây rốn quấn cổ.

Nếu thai nhi chỉ bị dây rốn quấn cổ đơn thuần thì đây không được xem là yếu tố nguy cơ của thai chết lưu (bởi nguyên nhân thai lưu trong bụng mẹ còn liên quan tới nhiều nguyên nhân khác như bà bầu bị tiểu đường thai kỳ, nhau bong non, nhiễm trùng, thai chậm tăng trưởng, bị nhiễm trùng nhiễm sắc thể..). Nguy cơ thai lưu sẽ tăng lên gấp 4 lần khi có dây rốn bị thắt nút so với thai nhi không bị dây rốn quấn cổ hoặc chỉ bị quấn 1 vòng.

Nguyên nhân dây rốn quấn cổ thai nhi

Dây rốn quấn cổ 1-2 vòng thường không ảnh hưởng tới thai nhi

Mẹo dân gian chữa dây rốn quấn cổ

Theo Tây y, thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng có thể tự hết nhờ vào quá trình vận động của em bé. Tuy nhiên dân gian cũng có rất nhiều những cách chữa mẹo khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ: Bà bầu cần bò quanh giường ngược chiều kim đồng hồ với số vòng tương ứng với số vòng dây rốn quấn cổ em bé. Nếu bé bị dây rốn quấn 1 vòng thì mẹ chỉ cần bò 1 vòng quanh giường.

Mặc dù chưa có nghiên cứu nào chứng minh hiệu quả của biện pháp này nhưng mẹ bầu có thể yên tâm phần nào và giữ tinh thần ổn định hơn. Trong quá trình thực hiện, mẹ cũng cần lưu ý một số nguyên tắc quan trọng sau:

  • Tránh bò ngay sau khi mẹ vừa ăn xong hoặc cơ thể đang bị mệt.
  • Tránh bò với tốc độ quá nhanh để hạn chế bị chóng mặt.
  • Nếu sau khi thực hiện thấy thai nhi cử động bất thường hoặc ít cử động so với bình thường thì mẹ cần đi khám ngay.

Hiện tượng dây rốn quấn cổ có thể được phát hiện thông qua siêu âm, do đó mẹ cần đi khám thai đều đặn và thực hiện theo các chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, các bà bầu cũng cần lưu ý bồi bổ cơ thể đều đặn với một khẩu phần dinh dưỡng đủ chất, hỗ trợ thai nhi phát triển toàn diện hơn.

Bên cạnh chế độ ăn, mẹ cần chú ý bổ sung sắt và canxi cho bà bầu, DHA, axit folic, … qua viên uống phù hợp. Chế độ dinh dưỡng đủ chất sẽ hỗ trợ mẹ có thai kỳ khỏe mạnh hơn và giúp bé luôn có đủ nguồn dinh dưỡng để phát triển!

Sắt và canxi cho bà bầu - nhập khẩu từ Châu Âu

Sắt và canxi cho bà bầu – nhập khẩu từ Châu Âu

Trên đây là những thông tin giúp mẹ hiểu được nguyên nhân dây rốn quấn cổ và hiện tượng này có nguy hiểm không. Hầu hết các trường hợp bé bị dây rốn quấn cổ không nguy hiểm, do đó mẹ đừng quá lo lắng mà hãy chú ý nghỉ ngơi, bồi bổ thật tốt, duy trì đi khám thai đúng lịch để theo dõi sức khỏe của em bé. Về đến những tháng cuối thai kỳ, bà bầu có thể tham khảo 38 tuần ăn gì để nhanh chuyển dạ giúp mẹ sinh nở thuận lợi, an toàn.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36