Trang chủ » Nguyên nhân bà bầu 3 tháng cuối bị ngứa vùng kín

Nguyên nhân bà bầu 3 tháng cuối bị ngứa vùng kín

(19/01/2023)

Nguyên nhân bà bầu 3 tháng cuối bị ngứa vùng kín là gì? Có ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ không? Có thể phòng ngừa và khắc phục bằng những phương pháp nào? Tìm hiểu về tình trạng bà bầu bị ngứa vùng kín trong 3 tháng cuối thai kỳ.

5 (100%) 2 votes

Nguyên nhân bà bầu 3 tháng cuối bị ngứa vùng kín

Nguyên nhân bà bầu 3 tháng cuối bị ngứa vùng kín gồm có:

Các nguyên nhân bệnh lý

Các bệnh lý khiến bà bầu 3 tháng cuối bị ngứa vùng kín gồm có:

  • Viêm nang lông vùng kín do tăng tiết mồ hôi hoặc thói quen không vệ sinh đúng cách. Hiện tượng này thường xuất hiện từ tháng thứ 4 trở đi với các triệu chứng như xung quanh chân lông bị nổi mụn đỏ, mụn mủ gây đau rát da, vùng kín thường xuyên bị ẩm do mụn vỡ tiết dịch.
  • Bị rận mu (ký sinh trùng Pthirus pubis) sống ký sinh trên các sợi lông hoặc đào hầm trú ẩn dưới da để hút máu gây nên. Chất thải của rận mu có thể khiến da của bà bầu bị kích ứng gây ngứa và phồng rộp ở vùng kín.
  • Mắc bệnh lây qua đường tình dục như lậu, giang mai, Chlamydia có thể bị mắc từ trước đó hoặc bị lây từ bạn tình.
  • Viêm âm đạo là nguyên nhân phổ biến gây ngứa vùng kín cho bà bầu 3 tháng cuối do vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng gây ra. Bà bầu bị viêm âm đạo có triệu chứng sưng đỏ vùng kín, có mụn li ti, ra nhiều khí hư có kèm mùi hôi khó chịu.
  • Viêm đường tiết niệu do bị nhiễm khuẩn E.coli khiến vùng kín bị ảnh hưởng, ngứa ngáy, đau rát.
  • Bị bệnh trĩ khiến búi trĩ sưng to, sa ra ngoài hậu môn gây đau đớn, chảy máu bà bầu đi ngoài. Búi trĩ cũng tiết ra nhiều dịch nhầy khiến hậu môn và vùng kín của bà bầu bị ngứa.

Nguyên nhân bà bầu 3 tháng cuối bị ngứa vùng kín

Viêm đường tiết niệu do bị nhiễm khuẩn E.coli khiến vùng kín bị ảnh hưởng, ngứa ngáy, đau rát

Các nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân bệnh lý, bà bầu 3 tháng cuối có thẻ bị ngứa vùng kín do các nguyên nhân dưới đây:

  • Tuyến nội tiết thay đổi là nguyên nhân khiến bà bầu bị ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng cuối khiến độ pH của âm đạo bị mất cân bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vi khuẩn xâm nhập và gây ngứa vùng kín.
  • Tuyến mồ hôi tăng cường hoạt động, đặc biệt là tuyến mồ hôi dưới háng, môi lớn khiến vùng kín luôn bị ẩm ướt, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
  • Không vệ sinh vùng kín đúng cách hoặc bà bầu sử dụng các loại dung dịch vệ có chất tẩy rửa quá mạnh là những nguyên nhân gây ngứa vùng kín
  • Tăng sinh mạch máu ngoài da để đáp ứng nhu cầu chuyển hóa cơ bản của bà bầu khiến da của bà bầu trở nên nhạy cảm hơn, kích ứng gây ngứa ngáy, khó chịu ở lông mu và vùng bẹn.
  • Bà bầu bị rạn da do kích thước tử cung tăng quá nhanh so với tốc độ đàn hồi của da bụng, gây đứt gãy các mô bên dưới da, tạo thành các vết rạn trên da – trong đó có cả vùng kín
  • Bà bầu bị thiếu vitamin B12 là nguyên nhân gây ngứa vùng kín phổ biến trong 3 tháng cuối thai kỳ với các triệu chứng khó thở, chóng mặt, chán ăn, da tái nhợt, chán ăn, tê bì chân tay, viêm lưỡi,…

Bà bầu 3 tháng cuối bị ngứa vùng kín phải làm thế nào?

Bị ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng cuối có nguy hiểm không?

Bị ngứa vùng kín không chỉ khiến bà bầu bị ngứa ngáy, khó chịu mà còn có thể làm tổn thương cơ quan sinh dục của bà bầu – tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa. Nếu bà bầu bị ngứa do nấm, vi khuẩn và không được điều trị ngay có thể khiến trẻ bị lây khi chào đời. Do đó, nếu dùng các biện pháp trị ngứa vùng kín tại nhà không có tác dụng, bà bầu cần đến ngay các cơ sở y tế để khám chuyên khoa và điều trị nhanh chóng bằng các loại kem bôi, thuốc đặt âm đạo, thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm ngứa theo kê đơn của bác sĩ.

Chăm sóc vùng kín cho bà bầu cũng cần lưu ý, bà bầu không được tự ý uống bất kỳ một loại thuốc nào. Thuốc có thể can thiệp trực tiếp đến quá trình chuyển hóa trong cơ thể, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro với thai nhi. Việc có cần trị ngứa vùng kín bằng thuốc uống hay không cần thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Nguyên nhân bà bầu 3 tháng cuối bị ngứa vùng kín

Bị ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng cuối cần điều trị ngay để tránh biến chứng gây sảy thai, sinh non

Bà bầu 3 tháng cuối bị ngứa vùng kín phải làm thế nào?

Bà bầu bị ngứa vùng kín có thể trị ngứa tại nhà bằng những phương pháp dân gian sau đây:

  • Dùng lá trầu không: Lấy 1 nắm lá tràu không rửa sạch, vò nát, nấu với 1l nước để xông vùng kín. Sau đó rửa sạch vùng kín bằng nước lá trầu không nguội. Trị ngứa vùng kín bằng lá trầu không 3 – 4 lần/tuần sẽ giúp bà bầu 3 tháng cuối sát trùng, tiêu viêm, trị ngứa và ngăn ngừa các bệnh phụ khoa do nhiễm trùng.
  • Dùng nước muối loãng: Pha nước muối theo tỉ lệ 9/1.000 để rửa vùng kín 2 – 3 lần/tuần có tác dụng sát khuẩn ngoài da, giảm ngứa. Không dùng nước muối rửa vùng kín hàng ngày để tránh âm đạo bị khô và gây mất cân bằng môi trường vi khuẩn.
  • Dùng nước trà xanh: Trà xanh có chứa chất chống oxy hóa EGCG có tác dụng khử khuẩn, kháng viêm, bảo vệ da tại các khu vựa nhạy cảm. Rửa vùng kín bằng nước trà xanh không quá đặc 2 – 3 lần/ngày sẽ giúp trị ngứa vùng kín hiệu quả.

Ngứa vùng kín ở mẹ bầu 3 tháng cuối có thể phòng ngừa bằng cách làm vệ sinh vùng kín đúng cách, không dùng nước quá nóng hay xà phòng có tính kiềm cao, không thụt sâu vào âm đạo khi rửa. Sau khi làm sạch có thể bôi kem dưỡng ẩm để giảm ngứa. Uống đủ nước, sinh hoạt lành mạnh, mặc quần lót vừa vặn, chất liệu thoáng mát và ăn uống đủ chất cũng giúp phòng ngừa, điều trị ngứa vùng kín hiệu quả.

Viên sắt canxi DHA cho bà bầu chính hãng từ châu Âu

Viên sắt canxi DHA cho bà bầu chính hãng từ châu Âu

Trong 3 tháng cuối các chị em cũng đừng quên bổ sung sắt canxi DHA cho bà bầu qua cả chế độ ăn và viên uống để cung cấp đầy đủ nhu cầu dưỡng chất cho cả mẹ và bé. Bởi đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của thai nhi. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn này không chỉ đảm bảo sự phát triển toàn diện của bé mà còn giúp mẹ có sự chuẩn bị đầy đủ nhất cho quá trình vượt cạn. Chúc mẹ có một thai kì khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn