Trang chủ » Người thiếu máu não nên làm gì và không nên làm gì?

Người thiếu máu não nên làm gì và không nên làm gì?

(22/03/2023)

Thiếu máu não là căn bệnh ngày càng phổ biến và đe dọa đến cuộc sống của người bệnh. Người thiếu máu não nên làm gì và không nên làm gì để cải thiện tình trạng bệnh và duy trì cơ thể khỏe mạnh.

Rate this post

Bệnh thiếu máu nào có nguy hiểm không?

Bệnh thiếu máu não hay còn được gọi là thiếu máu lên não là tình trạng giảm tuần hoàn máu lên não, dẫn tới giảm cung cấp oxy và dưỡng chất cần thiết cho các hoạt động của não bộ ảnh hưởng tới cấu trúc và chức năng của một phần hoặc nhiều phần trên não. Thiếu máu lên não thường gặp ở người cao tuổi khi các mạch máu bị lão hóa, tắc nghẽn tuy nhiên hiện nay, tình trạng này đang ngày càng trẻ hóa.

Theo WHO, đây là bệnh gây tử vong cao thứ 3 sau tim mạch và ung thư nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Những hệ lụy của thiếu máu não đối với sức khỏe người bệnh như:

  • Thiếu máu nhẹ có thể gây có thể bị đau nhức đầu, mệt mỏi vai gáy, chóng mặt, ù tai, khó ngủ…
  • Thiếu máu não nặng hơn có thể gây ra đột quỵ hoặc nhồi máu não, khi mô não chết khiến cho khu vực đó bị mất chức năng vĩnh viễn.
  • Thiếu máu não nặng có thể dẫn đến tai biến mạch máu não. Trong đó, có tới 87% các ca tai biến mạch máu não là do thiếu máu não gây nên, khi sự lưu thông máu lên não bị tắc nghẽn.

Người thiếu máu não nên làm gì và không nên làm gì?

Thiếu máu não gây giảm chức năng nhiều khu vực của não thậm chí là tử vào

Người thiếu máu não nên làm gì tốt?

Nhận thức được mức độ nguy hiểm của bệnh thiếu máu não, người bệnh cần chủ động phát hiện và có cách can thiệp kịp thời để cải thiện và hạn chế tình trạng bệnh tiến triển. Những việc cần làm khi bị thiếu máu não bao gồm:

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống hàng ngày cũng đóng vai trò rất quan trọng, góp phần cải thiện tình trạng thiếu máu lên não. Dinh dưỡng rất quan trọng trong nuôi dưỡng và đảm bảo chức năng của não bộ, tim mạch và hệ tuần hoàn. Với bệnh nhân bị thiếu máu lên não, cần lưu ý bổ sung các loại dinh dưỡng như:

  • Thịt bò: Giàu đạm, sắt, vitamin B2, B6 và B12 thúc đẩy quá trình tái tạo hồng cầu, cung cấp oxy cho các tế bào của cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch.
  • Cá hồi: Giàu axit béo không no, các khoáng chất kali, canxi, kẽm, photpho và các vitamin A, B6, B12, D… tốt cho hoạt động của não bộ.
  • Hải sản: Giàu kẽm, sắt, vitamin B12 và các axit amin giúp cơ thể sản sinh hồng cầu, chống mệt mỏi, căng thẳng, tăng cường sức đề kháng,… tăng lưu thông máu và cung cấp oxy cho não bộ.
  • Lòng đỏ trứng gà: Chứa đạm có giá trị sinh học cao, giàu canxi, sắt, photpho cùng nhiều loại vitamin tham gia vào quá trình tạo máu.
  • Rau cần tây: Chứa nhiều axit amin, sắt, kẽm và nhiều loại vitamin giúp tăng tuần hoàn máu.
  • Cà rốt: Giàu beta-carotene, vitamin C, D, A, B, E, axit folic và kali, sắt, canxi,magie, photpho giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất và lưu thông máu hiệu quả.

Người thiếu máu não nên làm gì và không nên làm gì?

Người thiếu máu não nên ăn bổ sung các thực phẩm bổ máu

Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh

Ngoài việc ăn uống khoa học thì việc loại bỏ những thói quen xấu, thực hiện lối sống lành mạnh góp phần cải thiện tình trạng thiếu máu lên não.

Tập thể dục là cách tốt nhất để tăng cường sức khỏe, sự dẻo dai của cơ bắp và tim mạch, từ đó giúp việc lưu thông máu đến não tốt hơn. Vì thế, kể cả người bình thường lẫn người bệnh, cần dành thời gian vận động mỗi ngày ít nhất 30 phút với những bài tập phù hợp với thể trạng như đi bộ, kéo giãn cơ thể, tập yoga, khiêu vũ, đạp xe đạp…

Người thiếu máu não nên làm gì và không nên làm gì?

Thể dục thường xuyên đều đặn là việc người thiếu máu não nên làm

Nghỉ ngơi, hạn chế căng thẳng

Nếu người bệnh có tâm lý không ổn định, tình trạng stress, căng thẳng, lo âu ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe trái tim và não bộ. Chính vì thế mà khi căng thẳng, bực tức, tình trạng thiếu máu lên não thường nghiêm trọng hơn, khiến người bệnh đau nhức đầu, choáng váng, thậm chí ngất và đột quỵ.

Bệnh nhân thiếu máu não nên dành nhiều thời gian để thư giãn cơ thể, nghỉ ngơi, tránh căng thẳng và làm việc quá sức. Đặc biệt cần đảm bảo đủ thời gian ngủ mỗi ngày 7 – 8 tiếng và ngủ sớm trước 11 giờ đêm.

Người thiếu máu não nên làm gì và không nên làm gì?

Ngủ đủ giấc tốt cho người thiếu máu não

Không để cơ thể bị thiếu máu

Cơ thể bị thiếu máu cũng là nguyên nhân dẫn đến không đủ máu đưa lên não gây tình trạng thiếu máu não. Do vậy, hãy giữ chế độ dinh dưỡng khoa học, đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu  sắt và máu của cơ thể. Cơ thể luôn khỏe mạnh, không bị thiếu máu là tiền đề giúp giảm nguy cơ thiếu máu não. Với những người đang bị thiếu máu thiếu sắt hoặc có nhu cầu sắt cao (mẹ bầu, sau sinh, …), cần kết hợp chế độ ăn với uống viên sắt đúng cách để sớm cải thiện tình trạng này.

Viên sắt cho người thiếu máu

Viên sắt nhập khẩu châu Âu hỗ trợ cải thiện thiếu máu do thiếu sắt

Không nên làm gì khi bị thiếu máu não

Những việc làm dưới đây người thiếu máu não cần tránh để an toàn cho sức khỏe:

  • Tránh sử dụng rượu bia và các chất kích thích. Đây là những tác nhân khiếp bệnh thiếu não trở nên trầm trọng, khó phục hồi, làm tăng nguy cơ tái biến mạch máu não lên gấp 5 lần.
  • Tránh thức khuya thường xuyên. Ngủ không đủ giấc khiến tinh thần người bệnh không tỉnh táo, cơ thể trì trệ, mệt mỏi, làm giảm khả năng máu lưu thông lên não.
  • Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn. Các loại thực phẩm đóng hộp thường chứa chất bảo quản, nhiều muối và ít dinh dưỡng. Lượng muối cao chính là nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu đến sự lưu thông máu lên não.

Trên đây là thông tin về những việc người thiếu máu não nên làm gì và không nên làm gì. Để cải thiện tình trạng thiếu máu và ngăn chặn tình trạng thiếu máu não tiến triển nặng, người bệnh cần chú ý xây dựng chế độ ăn khoa học, bổ sung sắt cho người thiếu máu não và có chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lí. Ngoài ra, người bệnh nên đi khám định kì đều đặn để theo dõi tình trạng bệnh và có cách can thiệp kịp thời.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn