(17/09/2024)
Thiếu sắt là tình trạng phổ biến hàng đầu gây ra bệnh thiếu máu và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu người bị thiếu sắt có biểu hiện gì và cách khắc phục tình trạng thiếu sắt thế nào hiệu quả.
Sắt là thành phần quan trọng góp phần trong quá trình tạo máu và vận chuyển oxy
Sắt là vi chất góp phần quan trọng trong nhiều hoạt động sống của cơ thể. Sắt có trong hemoglobin, mang oxy trong máu từ phổi đi tới các phần còn lại của cơ thể. Oxy cần thiết trong não và trong cơ bắp để cung cấp năng lượng thể chất. Sắt rất cần thiết trong việc duy trì một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, giúp cơ thể chống lại các bệnh lý nhiễm trùng, đồng thời sắt cũng rất cần thiết để duy trì các tế bào da, tóc và móng khỏe mạnh. Vậy những người bị thiếu sắt có biểu hiện gì?
Thiếu sắt có biểu hiện gì? Thiếu sắt có thể được chẩn đoán qua các xét nghiệm máu, tuy nhiên người bị thiếu sắt có thể nhận biết qua một số dấu hiệu biểu hiện như sau:
Thiếu sắt khiến cơ thể gặp tình trạng mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt
Mệt mỏi là một trong những dấu hiệu cơ thể bị thiếu sắt đầu tiên. Sự mệt mỏi khi bị thiếu sắt có thể xuất hiện ở cả thể chất và tinh thần, khiến bạn bị khó thở, thiếu năng lượng. Mặc dù có nhiều lý do khác gây ra tình trạng mệt mỏi nhưng nếu không có vấn đề về giấc ngủ nghiêm trọng và cũng không có bệnh lý nào khác thì nguyên nhân phổ biến chính là do bị thiếu sắt.
Nếu cảm thấy tim đập nhanh bất thường hay nhịp tim bất thường, nhất là khi không tham gia vào bất cứ hoạt động gắng sức nào thì bị thiếu sắt là nguyên nhân tiềm ẩn. Tuy nhiên nếu thấy những cơn đánh trống ngực xảy ra thường xuyên, bạn cần thăm khám tại các cơ sở y tế để tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh.
Người bị thiếu sắt có biểu hiện gì? Thiếu sắt có thể làm cho da bị nhợt nhạt, xanh xao , đặc biệt ở khu vực xung quanh mí mắt dưới vì cơ thể không nhận được đủ sắt để tạo ra huyết sắc tố có màu đỏ làm da hồng hào. Dấu hiệu náy rất dễ nhận thấy ở những người có nước da sáng.
Thiếu sắt làm cho tóc rụng nhiều hơn
Khi mức độ sắt thấp, cơ thể sẽ tập trung năng lượng tới các cơ quan khác trong cơ thể, hoạt động chuyển hóa ở các mô ngoại vi bị suy giảm và không đủ để duy trì sự phát triển của các nang tóc, làm chân tốc bị yếu và tổn thương. Với mức độ sắt thấp hơn thì có thể phát triển thành rụng tóc trong thời gian dài.
Bàn tay và bàn chân lạnh có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Những người thiếu máu, lượng máu lưu thông kém trong cơ thể do không có đủ các tế bào hồng cầu để cung cấp oxy tới các mô.
Hầu như bất cứ sự thiếu hụt chất dinh dưỡng nào cũng dẫn tới cảm giác bị thèm ăn, do cơ thể đang cố gắng cân bằng lại. Tuy nhiên khi bị thiếu sắt, cơ thể có thể sẽ có dấu hiệu thèm ăn những chất không ăn được ví dụ như đất, kim loại. Đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy nhu cầu dinh dưỡng không được đáp ứng đủ.
Sắt đóng một vai trò quan trọng để tạo nên một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Nếu cơ thể bị thiếu sắt thì rất dễ mắc phải các bệnh lý nhiễm trùng.
Để tăng lượng sắt trong cơ thể, bạn có thể tham khảo một số biện pháp đơn giản như sau đây:
Bổ sung sắt thông qua khẩu phần ăn hàng ngày
Bổ sung sắt với các thực phẩm giàu sắt hàng ngày. Một số thực phẩm chứa sắt nên ăn gồm có:
Sử dụng viên bổ sung sắt theo nhu cầu cơ thể
Trong trường hợp chế độ dinh dưỡng bổ sung không đủ, các bác sĩ sẽ kiểm tra, đánh giá các nguyên nhân gặp phải. Nếu các xét nghiệm máu cho thấy lượng sắt thấp, bạn có thể phải bổ sung sắt với các viên uống. Thuốc bổ sung sắt sẽ hiệu quả hơn so với biện pháp can thiệp với chế độ ăn uống đơn thuần.
Với một số đối tượng có nguy cơ bị thiếu sắt cao như phụ nữ mang thai thì cần tăng cường viên sắt trong suốt các giai đoạn mang thai và giai đoạn sau sinh cho con bú. Các mẹ nên duy trì dùng viên uống sắt cho bà bầu với các sản phẩm sắt hữu cơ có hàm lượng tiêu chuẩn để tránh tình trạng nóng trong, táo bón. Lựa chọn mua sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Viên sắt cho bà bầu – hỗ trợ cải thiện thiếu máu do thiếu sắt
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin khi bị thiếu sắt có biểu hiện gì và làm thế nào để khắc phục tình trạng này. Với các mẹ bầu, khi bổ sung sắt cần tìm hiểu nên uống sắt trước khi mang thai bao lâu để giúp mẹ khỏe, em bé phát triển toàn diện.
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ