Trang chủ » Muốn có thai không nên ăn gì và không nên làm gì?

Muốn có thai không nên ăn gì và không nên làm gì?

(30/06/2022)

Thức ăn và các sinh hoạt hàng ngày có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mang thai của các cặp vợ chồng. Để tăng khả năng mang thai các cặp vợ chồng cần thực hiện lối sống và xây dựng thực đơn lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất, không sử dụng thực phẩm và thực hiện hành vi gây giảm khả năng thụ thai. Muốn có thai không nên ăn gì và không nên làm gì?

5 (100%) 3 votes

Muốn có thai không nên ăn gì?

Thực phẩm có thể tác động đến sức khỏe sinh sản. Nếu một số loại thực phẩm có thể làm tăng khả năng thụ thai thì một số loại thực phẩm lại có thể làm giảm khả năng thụ thai của các chị em. Vậy muốn có thai không nên ăn gì?

Muốn có thai không nên ăn gì và không nên làm gì?

Muốn có thai không nên ăn thức ăn nhanh có chứa chất béo bão hòa làm giảm khả năng thụ thai

Giai đoạn chuẩn bị mang thai các chị em cần tránh các loại thực phẩm sau đây:

  • Đồ uống có cồn: Các đồ uống có cồn như rượu vang, rượu gạo, bia cần tránh tuyệt đối trong giai đoạn chuẩn bị mang thai, đang mang thai, nuôi con bú. Chất lượng trứng hoặc tinh trùng của người uống rượu, bia giảm hơn so với những người không uống khoảng 12%, rất khó thụ thai. Ngoài ra, cha mẹ uống rượu, bia cũng khiến thai nhi tăng nguy cơ bị dị tật bẩm sinh.
  • Caffeine: Hàm lượng caffeine bà mẹ chuẩn bị mang thai nên sử dụng là < 200mg/ngày và tuyệt đối không quá 500mg/ngày. Các thực phẩm giàu caffeine gồm có cà phên, trà, sô cô la,… cần hạn chế sử dụng trong giai đoạn chuẩn bị, đang mang thai và giai đoạn nuôi con bú.
  • Carbohydrate tinh chế: Carbohydrate tinh chế có nhiều trong bánh mì trắng, mỳ ống, đường,… cần được hạn chế sử dụng vì chúng làm tăng lượng hormone xấu, gây rối loạn nội tiết và khiến chất lượng trứng và khả năng phóng noãn, làm tổ của trứng bị suy giảm.
  • Nhóm thực phẩm chứa chất béo bão hòa: Bơ, thức ăn nhanh, thực phẩm đóng gói sẵn có chứa nhiều chất béo bão hòa khiến chất lượng trứng và tinh trùng suy giảm, giảm khả năng thụ thai.
  • Estrogen thực vật: Có nhiều trong đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành, đậu xanh, hạt lanh và một số thực phẩm nguồn gốc thực vật khác cũng cần hạn chế tăng trong giai đoạn chuẩn bị mang thai. Thừa estrogen khiến sức khỏe sinh sản, chất lượng tinh trùng bị suy giảm. Cùng với đó nội tiết của phụ nữ cũng có nguy cơ bị rối loạn, ảnh hưởng để khả năng thụ thai.
  • Thủy ngân: Có nhiều trong các loại cá đại dương như cá kiếm, cá mập, cá ngừ, cá hoàng đế,… Cần hạn chế ăn cá cư trú dưới vùng biển sâu để tránh ngộ độc thủy ngân khiến nội tiết tố bị rối loạn, giảm khả năng thụ thai và tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Muốn có thai không nên làm gì?

Muốn có thai không nên ăn gì và không nên làm gì?

Không bồi bổ quá mức khi chuẩn bị mang thai, tránh bị béo phì gây hiếm muộn hoặc vô sinh

Tìm hiểu kinh nghiệm chuẩn bị mang thai các ông bố, bà mẹ cũng cần thực hiện lối sống lành mạnh trong ít nhất 6 tháng trước khi mang thai. Ngoài ra, muốn có thai các chị em không nên làm những việc dưới đây:

  • Thường xuyên căng thẳng khiến nội tiết bị rối loạn, kinh nguyệt không đều, chất lượng trứng suy giảm
  • Uống rượu khi chuẩn bị và đang mang thai khiến trẻ tăng nguy cơ mắc hội chứng rối loạn thai nhi do uống rượu bào (FAS)
  • Hút thuốc lá khiến đàn ông giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, tăng nguy cơ vô sinh. Phụ nữ giảm chất lượng trứng, rối loạn nội tiết, gặp các vấn đề về rụng trứng, khiến noãn bào bị tổn thương hoặc phá hủy, làm tăng nguy cơ bị sảy thai, thai nhi bị dị tật bẩm sinh.
  • Hạn chế sử dụng mỹ phẩm và không tiếp xúc trực tiếp với hóa chất độc hại
  • Làm việc quá sức khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược
  • Bồi bổ quá mức gây béo phì, tăng huyết áp, tiểu đường, giảm khả năng thụ thai
  • Vận động, tập luyện, hoạt động thể lực cường độ cao từ 5h/ngày

Lưu ý cho chị em phụ nữ giai đoạn chuẩn bị mang thai

Uống viên sắt và axit folic trước khi mang thai 1 - 3 tháng giúp tăng khả năng thụ thai, giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi

Uống viên sắt và axit folic trước khi mang thai 1 – 3 tháng

Trước khi mang thai các chị em cần chuẩn bị:

  • Sức khỏe tốt: 2 vợ chồng nên đến bệnh viện chuyên khoa sản để kiểm tra sức khỏe tổng thể và sức khỏe sinh sản khi có kế hoạch mang thai. Những cặp đôi có tiền sử mắc bệnh di truyền có thể cần thực hiện thêm 1 số xét nghiệm chuyên sâu để đánh giá nguy cơ quá trình thụ thai bị ảnh hưởng và khả năng di truyền bệnh lý sang con để có hướng điều trị tước khi mang thai.
  • Dinh dưỡng: Cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất, năng lượng, vitamin và khoáng chất cho bà mẹ trong bữa ăn hàng ngày kết hợp bổ sung vitamin tăng khả năng thụ thai cho phụ nữ. Đồng thời cần uống viên sắt và axit folic trước khi mang thai 1 – 3 tháng để ngăn ngừa và cải thiện thiếu máu thiếu sắt, tăng khả năng thụ thai và ngăn ngừa dị tật ống thần kinh cho thai nhi.
  • Tiêm phòng đầy đủ: Khi có kế hoạch mang thai các chị em cần tiêm phòng đầy đủ trước khi mang thai khoảng 3 tháng để chủ động ngăn ngừa virus xâm nhập vào cơ thể khiến thai nhi bị dị tật nghiêm trọng hoặc tử vong. Các vaccien được khuyến cáo tiêm phòng cho phụ nữ chuẩn bị mang thai bao gồm bạch hầu – ho gà – uốn ván, sởi – quai bị – rubella, thủy đậu, ung thư cổ tử cung, viêm gan B và VAT (ngừa uốn ván rốn sơ sinh) khi mang thai.

Chúng ta đã cùng nhau giải đáp câu hỏi muốn có thai không nên ăn gì và không nên làm gì cùng những lưu ý cho các cặp vợ chồng đang chuẩn bị mang thai. Việc uống viên sắt và axit trước khi mang thai 1 – 3 tháng là rất cần thiết, các chị em cần thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sĩ để tối ưu hiệu quả của viên uống.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn