Đau hậu môn là tình trạng mẹ sau sinh thường gặp phải. Mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân gây đau hậu môn sau sinh để áp dụng được giải pháp khắc phục phù hợp.
Một số nguyên nhân gây đau hậu môn sau sinh
Đau hậu môn là hiện tượng hay xảy ra trong quá trình phục hồi sau sinh. Tình trạng này thường không gây nguy hiểm nhưng nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Một số nguyên nhân gây đau hậu môn sau sinh có thể kể đến như:
- Mẹ bị đau hậu môn do trĩ: đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến hậu môn của mẹ bị đau rát sau sinh. Nguyên nhân bởi sau sinh tử cung của mẹ có xu hướng mở to ra tạo áp lực lên khoang chậu dẫn đến tụ máu và sưng tĩnh mạch hậu môn gây trĩ.
- Mẹ bị đau hậu môn do táo bón: táo bón là tình trạng mẹ thường gặp trong thời gian mang thai do sự thay đổi nội tiết tố kết hợp với sức nặng của tử cung đè lên ổ bụng của mẹ. Mẹ khi bị táo bón thường phải rặn rất nhiều khi đại tiện, tình trạng này kéo dài sẽ khiến mẹ bị tổn thương niêm mạc hậu môn dẫn đến chảy máu hậu môn, đau nhức.
- Trầy xước và tổn thương mô mềm quanh hậu môn: quá trình chuyển dạ và đưa bé ra ngoài trong khi sinh các mô mềm xung quanh hậu môn có thể bị tổn thương dẫn đến bị đau và khó chịu.
- Viêm nhiễm hậu môn: trường hợp mẹ không vệ sinh cẩn thận sau sinh thì hậu môn sẽ có khả năng bị nhiễm trùng gây viêm nhiễm và đau rát hậu môn.
- Mẹ bị nứt kẽ hậu môn sau sinh: mẹ trong quá trình sinh nở thường phải rạch tầng sinh môn kéo dài từ âm hộ cho đến hậu môn. Bởi vậy khi đi đại tiện mẹ sẽ cảm thấy đau ở vùng hậu môn.
Ngoài ra, mẹ bị đau hậu môn còn do một số nguyên nhân khác như: lạm dụng các chất tẩy rửa khiến da bị kích ứng, hàng ngày ăn ít rau, ăn nhiều chất béo, ăn nhiều đồ cay nóng, uống ít nước gây táo bón, vệ sinh hậu môn không sạch sẽ và đúng cách,…
![Một số nguyên nhân gây đau hậu môn sau sinh Một số nguyên nhân gây đau hậu môn sau sinh](https://satbabau.vn/wp-content/uploads/2023/11/dau-hau-mon-sau-sinh-chelaferrforte-chelacalciumd3-gold-DHA-prenalen.jpg)
Mẹ đau hậu môn sau sinh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau
Gợi ý cách chữa đau hậu môn cho mẹ
Sau đây sẽ gợi ý cho mẹ một số giải pháp khắc phục tình trạng đau hậu môn sau sinh:
- Chườm lạnh: mẹ tiến hành bằng cách túi đá mỏng hoặc một gói lạnh lên vùng hậu môn trong vài phút sẽ giúp giảm đau và sưng. Mẹ lưu ý nhớ bọc một lớp vải giữa da và đá lạnh để tránh làm tổn thương da.
- Nằm nghỉ ngơi và nâng cao chân: mẹ sau sinh nên dành thời gian nghỉ ngơi và đặt gối ở dưới chân khi nằm giúp giảm áp lực và sưng đau tại vùng hậu môn.
- Vệ sinh vùng hậu môn: mẹ có thể dùng nước muối sinh lý hoặc nước ấm để làm sạch hậu môn sau khi đi vệ sinh. Mẹ lưu ý hạn chế việc dùng giấy vệ sinh cứng nhằm tránh kích thích khu vực hậu môn.
- Sử dụng thuốc giảm đau: nếu trường hợp mẹ bị đau quá thì có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ sử dụng thuốc giảm đau an toàn giúp giảm đau hậu môn. Tuy nhiên, mẹ cần tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng đồng thời cần liên hệ ngay với bác sĩ khi thấy xuất hiện bất kỳ tác dụng phụ nào.
- Thực hiện bài tập cơ bắp chậu: mẹ có thể áp dụng bài tập cơ bắp chậu nhẹ nhàng như co hoặc nới cơ bắp chậu nhằm nâng cao sức khỏe và tăng tuần hoàn máu tại vùng hậu môn.
Trường hợp mẹ bị đau hậu môn không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc tình trạng trở nên trầm trọng hơn thì nên đến cơ sở y tế tin cậy để được thăm khám và áp dụng giải pháp điều trị thích hợp. Mẹ bị đau hậu môn sau sinh không nên áp dụng các bài thuốc dân gian để rửa hoặc đắp hậu môn vì có thể làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Mẹ cũng nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, tránh mặc đồ bó sát, nhất là quần lót nilon khi mặc sẽ gây khó chịu.
![Một số nguyên nhân gây đau hậu môn sau sinh Một số nguyên nhân gây đau hậu môn sau sinh](https://satbabau.vn/wp-content/uploads/2023/11/cach-goi-sua-ve-sau-khi-uong-khang-sinh-chelaferrforte-2.jpg)
Mẹ bị đau hậu môn sau sinh muốn dùng thuốc giảm đau thì nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể
Mẹ nên làm gì để phòng ngừa đau hậu môn sau sinh?
Để phòng ngừa đau hậu môn sau sinh mẹ cũng cần lưu ý:
- Chăm sóc vùng hậu môn: mẹ sau sinh tốt nhất nên vệ sinh hậu môn bằng nước ấm và nước muối sinh lý, khi lau thì mẹ nên sử dụng giấy lau mềm để tránh làm tổn thương da vùng hậu môn.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống: chế độ ăn uống hàng ngày mẹ nên tích cực ăn nhiều rau xanh để bổ sung chất xơ đồng thời uống đủ nước nhằm giảm táo bón, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Mẹ cũng cần tránh ăn đồ cay nóng, tuyệt đối không uống rượu hay sử dụng đồ ăn có khả năng gây kích thích hậu môn. Mẹ cũng nên ưu tiên sử dụng vitamin tổng hợp không gây táo bón (sắt và canxi hữu cơ) vừa giúp cung cấp đủ chất dinh dưỡng cơ thể mẹ cần vừa không gây táo bón.
- Tránh hoạt động căng thẳng: mẹ sau sinh nên dành thời gian nghỉ ngơi, không nên đứng lâu hay thực hiện các hoạt động căng thẳng về mặt vận động ở giai đoạn hồi phục sau sinh.
- Mẹ cũng nên đi vệ sinh đúng giờ, tránh nhịn đi đại tiện vừa không tốt cho sức khỏe vừa gây táo bón dẫn đến đau hậu môn.
- Bên cạnh đó, đừng quên uống đủ nước, nhất là khi uống các loại vitamin tổng hợp, vi chất sau sinh để vừa giúp hấp thu dưỡng chất tốt hơn, vừa phòng ngừa táo bón mẹ nhé!
![Vitamin tổng hợp cho mẹ sau sinh Vitamin tổng hợp cho mẹ sau sinh](https://satbabau.vn/wp-content/uploads/2023/09/vitamin-tong-hop-cho-me-bau-sau-sinh-gold-vit-mama-6.jpg)
Vitamin tổng hợp cho mẹ sau sinh- nhập khẩu Châu Âu chính hãng
Bài viết trên đã giúp tìm hiểu một số nguyên nhân gây đau hậu môn sau sinh, cách chữa và giải pháp phòng ngừa. Mẹ sau sinh nên chăm sóc cẩn thận vùng hậu môn, xây dựng chế độ ăn khoa học, nên sử dụng thêm viên vitamin tổng hợp nhằm cung cấp đủ các chất dinh dưỡng. Thắc mắc vitamin tổng hợp uống tối được không, mẹ không nên uống vào buổi tối bởi đây là thời gian cơ thể đang nghỉ ngơi, khi uống sẽ gây áp lực lên hệ tiêu hóa và cơ quan nội tiết trong cơ thể.