Trang chủ » Mẹo giảm chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu nhanh cho mẹ bầu

Mẹo giảm chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu nhanh cho mẹ bầu

(17/12/2021)

Mẹ bầu 3 tháng đầu thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn rất khó chịu. Nếu tình trạng này kéo dài còn có thể khiến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi bị ảnh hưởng. Bật mí mẹo giảm chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu nhanh cho mẹ bầu.

5 (100%) 3 votes

Nguyên nhân mẹ bầu 3 tháng đầu bị chóng mặt khi mang thai

Mẹo giảm chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu nhanh cho mẹ bầu

Bà bầu 3 tháng đầu bị chóng mặt do nội tiết và huyết áp thay đổi

Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ hiện tượng chóng mặt rất phổ biến, nguyên nhân vì:

  • Hormone và huyết áp thay đổi: Ngay khi thụ thai tuyến nội tiết của bà bầu có sự thay đổi mạnh mẽ để tăng lưu lượng máu trong cơ thể, cung cấp cho thai nhi. Khi này huyết áp cũng có thể giảm xuống vì áp lực máu giảm sút dẫn đến hiện tượng chóng mặt, choáng váng, đặc biệt là khi tư thế bị đột ngột thay đổi.
  • Bà bầu bị thiếu máu: Khi mang thai thể tích máu của bà bầu tăng 50% để cung cấp cho thai nhi, vì thế nhu cầu sắt và axit folic cho bà bầu cùng các vi chất tạo máu khác như vitamin B6, B12 cũng tăng lên. Khi này thực phẩm không đáp ứng đủ nhu cầu, bà bầu không uống viên sắt cũng thường bị chóng mặt do thiếu máu, phổ biến nhất là thiếu máu thiếu sắt.
  • Bà bầu không uống đủ nước: Bà bầu mang thai 3 tháng đầu bị thai nghén có thể dẫn tới nôn nghén thường xuyên. Nôn nhiều khiến cơ thể bị mất nước, nếu không được bổ sung nước mỗi ngày sẽ dẫn tới hiện tượng rối loạn điện giải gây chóng mặt, choáng váng.
  • Bà bầu bị nôn nghén: Hiện tượng nôn nghén phổ biến từ tuần thứ 9 của thai kỳ, giảm dần và kết thúc từ tháng thứ 4. Nôn nghén nhiều không chỉ khiến bà bầu tăng nguy cơ thiếu nước, rối loạn điện giải gây chóng mặt mà còn khiến bà bầu không được bổ sung đủ lượng dinh dưỡng cần thiết. Đây là lý do khiến sức khỏe suy nhược, hiện tượng chóng mặt trong 3 tháng đầu càng trở nên nghiêm trọng.
  • Mang thai ngoài tử cung: Chóng mặt cũng có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu bị mang thai ngoài tử cung. Dấu hiệu cho thấy bà bầu bị mang thai ngoài tử cung là chóng mặt, đau bụng điu kèm chảy máu âm đạo. Ngay khi có dấu hiệu chảy máu âm đạo bà bầu cần đi khám ngay để theo dõi và được can thiệp kịp thời.

Mẹo giảm chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu nhanh cho mẹ bầu

Có một số mẹo nhỏ giúp bà bầu mang thai 3 tháng đầu giảm chóng mặt rất hiệu quả. Trong đó điều quan trong nhất bà bầu cần lưu ý là không đột ngột thay đổi tư thế, khi đang ngồi hoặc nằm không lập tức đứng lên quá nhanh.

Mẹo giảm chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu nhanh cho mẹ bầu

Mẹ bầu 3 tháng đầu không nên đột ngột thay đổi tư thế, giảm nguy cơ chóng mặt

Bên cạnh đó mẹ bầu cũng có thể áp dụng những mẹo giảm chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu sau đây:

  • Ngồi hoặc nằm xuống ở tư thế đầu hạ thấp
  • Hít thở sâu
  • Mở cửa để không gian thoáng đãng hơn
  • Không đứng quá lâu, thỉnh thoảng nên di chuyển để máu lưu thông tốt hơn
  • Khi thay đổi tư thế, đặc biệt là khi ra khỏi bồn tắm cần được thực hiện chậm rãi
  • Không tắm nước quá nóng và không sử dụng vòi sen quá mạnh
  • Mặc quần áo thoải mái để máu lưu thông tốt hơn
  • Uống đủ nước, ăn đầy đủ dinh dưỡng với đầy đủ 4 nhóm chất là: chất béo – protein – chất xơ – tinh bột. Mẹ bầu cần chú ý ăn đủ bữa, không ăn quá no 1 lúc và có thể ăn thêm các bữa phụ để không bị thiếu hụt dinh dưỡng. Tuy nhiên mẹ bầu không nên thường xuyên ăn đồ ngọt, thay vào đó nên chú trọng sử dụng thực phẩm giàu sắt.

Bà bầu uống viên sắt để không bị thiếu máu thiếu sắt gây chóng mặt

Thể tích máu của bà bầu tăng 50% để cung cấp oxy và dưỡng chất cho thai nhi. Nhu cầu sắt của mẹ bầu khi này cũng tăng cao, tối đa có thể lên tới 60mg/ngày. Khi này thực phẩm không thể đáp ứng đủ nhu cầu, vì thế WHO khuyến nghị mỗi ngày bà bầu cần bổ sung sắt bằng đường uống khoảng 27 – 30mg/ngày.

Mẹo giảm chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu nhanh cho mẹ bầu

Mẹ bầu cần uống viên sắt mỗi ngày, hỗ trợ ngăn ngừa thiếu máu thai kỳ 

Cùng với đó mẹ bầu cũng cần bổ sung các vi chất tạo máu quan trọng khác bằng đường uống với hàm lượng cụ thể như sau:

  • Axit folic: 400mcg
  • Vitamin B6: 1.4 – 1.9mg
  • Vitamin B12: 2.0 – 2.6mg

Bên cạnh những vi chất tạo máu quan trọng kể trên bà bầu cũng cần bổ sung vitamin C bằng đường uống (khoảng 40mg/ngày) để cơ thể hấp thụ sắt dễ dàng hơn. Nhờ đó có thể ngăn ngừa và cải thiện tình trạng thiếu máu thai kỳ hiệu quả, giảm tình trạng chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu.

Trên đây là những mẹo giúp bà bầu giảm chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu hiệu quả. Việc uống viên sắt cho bà bầu mỗi ngày, uống đủ nước, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng rất quan trọng, mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý để làm giảm chóng mặt, tăng sức khỏe cho mẹ bầu và hỗ trợ thai nhi phát triển đầy đủ.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn