Trang chủ » Mẹo cải thiện phù chân khi mang thai tháng cuối

Mẹo cải thiện phù chân khi mang thai tháng cuối

(14/10/2022)

Đa số mẹ bầu thường bị phù chân khi mang thai tháng cuối và mong muốn tìm giải pháp khắc phục. Mẹ tìm hiểu mẹo cải thiện phù chân khi mang thai tháng cuối trong bài viết dưới đây.

Rate this post

Phù chân là gì và cách cải thiện phù chân khi mang thai tháng cuối

Tìm hiểu phù chân là gì và khi nào nên đi khám bác sĩ

Mẹo cải thiện phù chân khi mang thai tháng cuối

Phù chân là tình trạng chất lỏng tích tụ ở các mô mắt cá chân và bàn chân

Phù chân được hiểu là tình trạng chất lỏng tích tụ ở các mô mắt cá chân và bàn chân dẫn đến kích thước chân tăng đột biến trong thời gian ngắn. Dù gây khó chịu nhưng bà bầu bị phù chân là hiện tượng bình thường, xong, mẹ cũng không nên lơ là và cần đi khám bác sĩ khi thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường như:

  • Sưng đột ngột ở chân, tay, mặt và vùng quanh mắt.
  • Có dấu hiệu sưng phù nặng hơn.
  • Mờ mắt hoặc chóng mặt, đi kèm khó thở, đau đầu dữ dội.

Ngoài ra, trường hợp mẹ chỉ bị sưng, phù một bên chân kèm theo nóng, đỏ, đau có thể mẹ đang gặp phải tình trạng huyết khối tĩnh mạch sâu. Đây là hiện tượng cục máu đông thường xảy ra ở chân, lúc này mẹ cần đi khám ngay bởi thai phụ có khả năng mắc huyết khối tĩnh mạch sâu cao hơn so với người bình thường.

Mẹo cải thiện phù chân khi mang thai tháng cuối

Mẹo cải thiện phù chân khi mang thai tháng cuối

Mẹ có thể cải thiện phù chân bằng cách massage, tập thể dục nhẹ nhàng, giảm tiêu thụ muối, cung cấp đủ kali,…

Phù chân có thể gây đau hoặc không, xong mẹ bầu thường cảm thấy khó chịu khi gặp phải tình trạng này. Sau đây là một số mẹo cải thiện phù chân khi mang thai tháng cuối mẹ có thể tham khảo áp dụng:

  • Giảm tiêu thụ muối: muối là nguyên nhân khiến cơ thể tích nhiều nước hơn, mẹ nên tránh sử dụng thực phẩm đóng hộp hoặc chế biến sẵn bởi chứa hàm lượng muối cao. 
  • Cung cấp đủ kali: ăn khoai tây, khoai lang, rau chân vịt, chuối, nước ép trái cây (cam, cà rốt, chanh dây, mận, lựu), củ cải đường, cá hồi,…vì kali giúp cơ thể cân bằng lượng chất lỏng, giảm thiểu phù chân.
  • Hạn chế sử dụng cafein: tiêu thụ lượng cafein quá lớn sẽ khiến tình trạng phù nặng hơn do cafein là chất lợi tiểu, khiến mẹ đi tiểu nhiều hơn đồng thời cơ thể sẽ nghĩ rằng cần phải giữ nước nhiều hơn.
  • Tích cực uống nhiều nước: lượng nước đưa vào cơ thể sẽ giúp giữ nước và mẹ nên cố gắng uống ít nhất 10 ly nước mỗi ngày để giúp thận thải trừ chất độc và giữ cho cơ thể luôn đủ nước.
  • Kê cao chân và nghỉ ngơi hợp lý: ngồi quá lâu hay đứng quá lâu đều không tốt cho việc lưu thông máu trong cơ thể. Mẹ có thời gian rảnh nên ngồi và kê cao chân, nhất là vào cuối ngày giúp lưu thông lượng chất lỏng đã dồn vào chân suốt cả ngày.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng: đây là một trong số mẹo giúp giảm phù chân khi mang thai tháng cuối, mẹ có thể đi bộ nhẹ nhàng, tập yoga với tư thế phù hợp.
  • Massage: giúp lưu thông lượng chất lỏng có xu hướng tích tụ trong lòng bàn chân, từ đó sẽ giảm sưng phù chân khi mang thai.
  • Mặc trang phục thoải mái: mẹ bầu nên mặc quần áo rộng, thoải mái, tránh mặc quần áo chật khiến máu khó lưu thông, sưng phù nặng hơn. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên đi giày thoải mái- chìa khóa giúp giảm sưng chân.
  • Ngủ nghiêng về bên trái: cải thiện lưu lượng máu, giảm sưng chân, mẹ nằm nghiêng về bên trái giúp làm giảm áp lực tử cung lên khỏi tĩnh mạch chủ dưới.

Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe khi mang thai tháng cuối

Mẹo cải thiện phù chân khi mang thai tháng cuối

Bộ tứ Châu Âu giúp bổ sung sắt, canxi, DHA và hỗ trợ tăng cường đề kháng cho mẹ bầu, mẹ sau sinh

Bên cạnh tìm hiểu mẹo cải thiện phù chân khi mang thai tháng cuối, mẹ cũng quan tâm thêm cách giữ gìn sức khỏe có thể liệt kê như:

  • Xây dựng chế độ ăn khoa học, đảm bảo đủ 4 nhóm dưỡng chất chính như chất béo, chất đường bột, chất đạm, vitamin và khoáng chất.
  • Tránh tiêu thụ một số thực phẩm không tốt cho sức khỏe như đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh và các loại đồ uống chứa chất kích thích (rượu, bia).
  • Tiếp tục sử dụng thêm viên uống bổ sung, điển hình là sắt và axit folic cho bà bầu, canxi, DHA,…để có sức khỏe tốt, em bé phát triển toàn diện từ trong bụng mẹ.
  • Duy trì thói quen sinh hoạt tốt, hạn chế thức khuya ngủ muộn, có gắng đảm bảo ngủ đủ giấc (7-10 tiếng/ngày).
  • Tránh làm các công việc nặng, làm việc quá sức như khiêng vác, bê đồ nặng,…
  • Thăm khám thai định kỳ, cần lưu ý những dấu hiệu chuyển dạ bởi mẹ có thể chuyển dạ bất cứ khi nào.

Bài viết trên đã giúp mẹ tìm hiểu mẹo cải thiện phù chân khi mang thai tháng cuối và hướng dẫn giữ gìn sức khỏe. Chúc mẹ luôn có sức khỏe tốt, chờ ngày vượt cạn thành công và nuôi dạy bé yêu lớn khôn toàn diện!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn