Trang chủ » Mẹ sau sinh mổ bị sôi bụng có sao không?

Mẹ sau sinh mổ bị sôi bụng có sao không?

(25/05/2022)

Nhiều sản phụ gặp phải tình trạng sôi bụng sau sinh khiến họ khá lo lắng không biết đây là hiện tượng gì, có nguy hiểm không và có ảnh hưởng gì đến em bé hay không. Cùng tìm hiểu những vấn đề liên quan đến việc mẹ sau sinh mổ bị sôi bụng qua bài viết này.

5 (100%) 10 votes

Sôi bụng là tình trạng gì?

Sôi bụng là những âm thanh ùng ục, tạo ra từ sự di chuyển của thức ăn, dịch vị và khí trong ống tiêu hóa. Âm thanh sôi bụng rất nhỏ, người bình thường sẽ không khó nghe thấy mà phải sử dụng ống nghe chuyên dụng. Những trường hợp này hết sức bình thường, không có gì đáng lo ngại.

Tuy nhiên, nếu tiếng sôi bụng quá to, nghe rõ và kèm theo các triệu chứng khác thường ở hệ tiêu hóa thì mẹ nên đi khám vì có thể đang gặp phải vấn đề gì đó về hệ tiêu hóa.

Mẹ sau sinh mổ bị sôi bụng có sao không?

Nhiều chị em bị sôi bụng sau sinh mổ

Nguyên nhân khiến mẹ sau sinh mổ bị sôi bụng

Nhiều sản phụ sinh mổ thường nghe thấy tiếng sôi bụng khá to và rõ ràng. Những tiếng kêu này khiến mẹ lo lắng. Nguyên nhân có thể do:

  • Sự thay đổi của cơ thể sau khi sinh. Sau cuộc “vượt cạn” đầy gian nan, cơ thể của mẹ yếu hơn, sức đề kháng suy giảm, cơ thể dễ bị nhiễm bệnh nên có thể gây ra hiện tượng sôi bụng và một số triệu chứng khác thường khác.
  • Sôi bụng có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ đang bị rối loạn hệ vi sinh đường ruột. Lượng vi khuẩn có hại tăng cao, lấn át vi khuẩn có lợi khiến cho dạ dày không tiêu hóa được hết thức ăn, dẫn đến đầy hơi, sôi bụng.
  • Một số trường hợp mẹ sau sinh mổ bị sôi bụng có thể do chế độ dinh dưỡng không đảm bảo. Kiêng khem quá mức hoặc ăn quá nhiều đồ ăn dầu mỡ, thức uống chứa caffeine, carbohydrate cũng khiến mẹ bị sôi bụng.
  • Sôi bụng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo mẹ đang mắc một số bệnh về đường tiêu hóa như đau dạ dày, viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa…

Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, sôi bụng cũng có thể do mẹ nịt bụng quá chật, mẹ ngồi sai tư thế trong thời gian dài.

Sôi bụng sau sinh mổ có nguy hiểm không?

Sôi bụng không đi kèm những dấu hiệu bất thường khác thì không có gì đáng lo ngại, chỉ là sôi bụng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, nếu sôi bụng kèm theo các triệu chứng khác như đầy hơi, buồn nôn, đau vùng thượng vị, ợ nóng, đi ngoài liên tục, nóng rát thực quản, tiêu chảy sau sinh mổ… thì mẹ cần đi khám ngay vì đây là những dấu hiệu của bệnh lý ở hệ tiêu hóa.

Mẹ sau sinh mổ bị sôi bụng có sao không?

Sôi bụng có thể là dấu hiệu của bệnh lý tiêu hóa nào đó

Nếu tình trạng này kéo dài, hệ tiêu hóa không khỏe mạnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của mẹ và ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ cho bé bú. Hệ tiêu hóa bị tổn thương sẽ không tiêu hóa và hấp thu được nhiều dinh dưỡng, khiến cho nguồn sữa bị giảm chất, em bé không được cung cấp đủ dưỡng chất để phát triển.

Ngoài ra, tình trạng này kéo dài, nhất là kèm theo tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước, suy nhược cơ thể, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ.

Biện pháp phòng ngừa tình trạng sôi bụng sau sinh mổ

Tình trạng sôi bụng rất dễ gặp ở phụ nữ sau sinh nhưng mẹ cũng có thể ngăn ngừa tình trạng này nếu áp dụng những biện pháp sau:

  • Trong bữa ăn, cần ăn chậm, nhai kỹ, vừa tốt cho hệ tiêu hóa lại tránh nuốt phải nhiều khí nếu ăn quá nhanh.
  • Ăn đúng giờ, đúng bữa, không để bụng quá đói hoặc ăn quá no.
  • Thực đơn ăn uống hằng ngày phải đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm dinh dưỡng chính là chất đường bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất, chất xơ… Đặc biệt, cần bổ sung đầy đủ sắt, canxi, DHA để giúp mẹ nhanh hồi phục sức khỏe và cung cấp đủ dinh dưỡng cho em bé thông qua sữa mẹ. Khi bổ sung vi chất, mẹ cần chú ý bổ sung đúng cách, đúng thời điểm. Không uống viên sắt, canxi, kể cả canxi dạng nước cho bà bầu khi quá đói để tránh tình trạng sôi bụng, cồn ruột, khó hấp thu.

Mẹ sau sinh mổ bị sôi bụng có sao không?

Viên uống bổ sung canxi cho bà bầu – nhập khẩu châu Âu chính hãng

  • Không nên uống thức uống có cồn, có ga.
  • Nên chia nhỏ bữa ăn, không ăn quá no trong một bữa.
  • Hạn chế ăn thực phẩm nhiều đường, nhiều dầu mỡ, thực phẩm sinh khí như dưa muối, cà muối, bắp cải…
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây để cung cấp chất xơ, vitamin và các loại khoáng chất tốt cho sức khỏe.
  • Mặc quần áo thoải mái, không mặc quần, nịt bụng quá chật.
  • Tập luyện thể dục thể thao hằng ngày để nâng cao sức khỏe và kích thích hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn.

Tình trạng sôi bụng sau khi sinh phần lớn thường không nguy hiểm. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên bỏ qua. Cần thực hiện chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh để tránh tình trạng này trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe tiêu hóa của mình.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn