Trang chủ » Mẹ ốm có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?

Mẹ ốm có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?

(02/10/2024)

Sau sinh, mẹ cần giữ sức khỏe thật tốt để chăm sóc trẻ được chu toàn đồng thời mẹ có khỏe mới đảm bảo được nguồn sữa cho con. Giải đáp mẹ ốm có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?

Rate this post

Sau sinh bị ốm có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?

Mẹ ốm có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?

Mẹ ốm có ảnh hưởng đến sữa mẹ không còn tùy thuộc vào bệnh lý mà mẹ gặp phải

Duy trì nguồn sữa dồi dào và chất lượng là mong muốn của tất cả những mẹ sau sinh đang cho con bú. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp có những chị em bị ốm hoặc gặp các bệnh lý khác nhau khiến việc cho con bú gặp khó khăn. Mẹ ốm có ảnh hưởng đến sữa mẹ không là băn khoăn của không ít chị em trong giai đoạn này.

Thực tế, mẹ ốm có ảnh hưởng đến sữa mẹ không còn tùy thuộc vào bệnh lý mà mẹ gặp phải. Thông thường, khi người mẹ mắc các bệnh thông thường như viêm họng, ho, sốt, cảm cúm, cảm lạnh…sẽ không ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ. Các loại virus không truyền vào sữa mẹ do đó mẹ vẫn có thể cho con bú bình thường. Sữa mẹ tạo ra kháng thể để bảo vệ con ngay cả trong trường hợp người mẹ bên cạnh hắt hơi, sổ mũi.

Tuy nhiên, nếu những trường hợp mẹ mắc bệnh lý nghiêm trọng hơn, cần điều trị bằng nhiều loại thuốc kháng sinh khác nhau có thể khiến sức khỏe của mẹ suy giảm và việc sản xuất sữa bị gián đoạn. Các loại thuốc trị bệnh có thể truyền vào sữa gây ảnh hửng tới chất lượng sữa mẹ.

Mẹ bị ốm có nên cho con bú không?

Mẹ ốm có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?

Mẹ ốm vẫn có thể cho con bú trong trường hợp nhẹ

Bà mẹ khi bị các bệnh lý thông thường như cảm cúm, cảm lạnh, ho, viêm họng… vẫn nên cho con bú bởi sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ. Virus gây cúm không thể xâm nhập vào sữa mẹ rồi lây sang cho bé được nên mẹ bị cúm không cần phải lo lắng và có thể cho bé bú bình thường. Tuy nhiên, trong quá trình cho con bú mẹ sẽ phải bồng bế, ôm ấp hoặc tiếp xúc với con nên rất dễ lây cúm cho con. Mẹ có thể cho bé bú trực tiếp nhưng cần phải phòng tránh những nguy cơ lây bệnh cho con.

Ngoài ra, đối với những mẹ mắc những bệnh lý truyền nhiễm nghiêm trọng hơn có thể được bác sĩ khuyến cáo dừng cho con bú để quá trình điều trị được tốt nhất và an toàn cho sức khỏe của trẻ. Mẹ có thể sử dụng máy hút sữa để con vẫn có thể ăn sữa mẹ nhưng không cần tiếp xúc với mẹ.

Mẹ cho con bú bị ốm nên làm gì?

Nếu mẹ bị ốm có thể thực hiện các biện pháp dưới đây để bảo vệ sức khỏe cho bản thân cũng như con yêu:

  • Đeo khẩu trang khi bế con

Khi mẹ bị ốm cần đeo khẩu trang bất cứ khi nào tiếp xúc gần với con, kể cả trong thời gian cho con bú. Mẹ nên che miệng và mũi bằng khăn giấy khi hắt hơi hoặc ho. Vứt khăn giấy ngay lập tức, sau đó rửa tay hoặc dùng nước rửa tay khô. Mẹ tuyệt đối không chạm vào mắt, mũi và miệng của bé.

Mẹ ốm có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?

Đeo khẩu trang khi cho con bú giúp hạn chế lấy bệnh cho con

  • Giữ cơ thể sạch sẽ khi tiếp xúc với con

Mẹ nên vệ sinh vú trước khi cho con bú bằng xà phòng nhẹ và nước ấm. Mẹ không dùng chung dụng cụ ăn uống, ly uống nước, khăn mặt, khăn tắm, giường, gối hoặc chăn cho đến khi các mẹ không còn triệu chứng bệnh trong ít nhất năm ngày. Rửa tay thường xuyên và luôn làm như vậy trước khi cho con bú. Tốt nhất là sử dụng xà phòng và nước nóng hoặc nước sát khuẩn.

  • Ăn uống đầy đủ, cân đối

Mẹ đang bị ốm cần được ăn uống đầy đủ để mau chóng khỏi bênh. Mẹ có thể ăn thêm cháo trắng tía tô thêm một chút gừng thái sợi nhỏ, chút thịt băm hoặc trứng gà vừa giúp bổ sung dinh dưỡng đảm bảo cho nguồn sữa mẹ vừa giải cảm rất tốt.

Đảm bảo uống nhiều nước trong suốt quá trình này để tránh mất nước, duy trì chất lượng sữa mẹ giúp bé có đủ sữa, đủ sức đề kháng với các tác nhân gây bệnh. Trường hợp có dấu hiệu mất sữa, ít sữa, nên tìm hiểu các cách gọi sữa về bằng sữa ông Thọ, sữa ấm, chè vằng, … để sữa mẹ luôn dồi dào.

Mẹ ốm có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?

Mẹ cần ăn uống cân đối để có đủ dưỡng chất 

  • Không tự ý dùng thuốc

Một số thuốc an toàn trong khi cho con bú như paracetamol và ibuprofen nhưng vẫn cần được sự đồng ý của bác sĩ. Mẹ không nên tự mua và sử dụng các loại thuốc kháng sinh. Tốt nhất mẹ nên đi khám để bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh và ó hướng dẫn kê đơn thuốc kháng sinh phù hợp.

Chăm sóc sức khỏe cho mẹ sau sinh là việc làm quan trọng hàng đầu để đảm bảo nguồn sữa cho con. Mẹ đừng quên bổ sung sắt và canxi cho mẹ sau sinh cùng các vi chất dinh dưỡng khác giúp mẹ ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt, thiếu canxi sau sinh đồng thời hỗ trợ đảm bảo dinh dưỡng trong sữa mẹ tốt hơn. Mẹ có khỏe mạnh mới giúp việc sản xuất sữa diễn ra thuận lợi và sữa mẹ giàu dưỡng chất cho con.

Sắt và canxi cho mẹ sau sinh

Sắt và canxi cho mẹ sau sinh – nhập khẩu từ Châu Âu

Mẹ ốm có ảnh hưởng đến sữa mẹ không đã được giải đáp trong bài viết trên.Mong rằng các mẹ sẽ chú ý hơn trong ăn uống sinh hoạt hằng ngày để có sức khỏe tốt nhất và nguồn sữa chất lượng cho con bú.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36