Trang chủ » Mẹ có biết: tại sao hết 3 tháng mà vẫn nghén?

Mẹ có biết: tại sao hết 3 tháng mà vẫn nghén?

(22/06/2022)

Ốm nghén là triệu chứng phổ biến ở nhiều mẹ bầu khi mới mang thai và thường kết thúc sau tam cá nguyệt thứ nhất. Tuy nhiên, với nhiều mẹ, tình trạng này vẫn kéo dài đến tháng thứ 4 thậm chí lâu hơn nữa. Mẹ có biết: tại sao hết 3 tháng mà vẫn nghén nhiều không? Các chị em cần làm gì để cải thiện tình trạng ốm nghén nặng trong thai kì.

1 (20%) 1 vote

Ốm nghén là gì?

Ốm nghén là sự thay đổi đáng kể của cơ thể mỗi mẹ khi mang thai đặc biệt xảy ra vào 3 tháng đầu thai kì. Triệu chứng thường gặp nhất khi ốm nghén đó là có cảm giác buồn nôn và nôn ói liên tục. Các cơn buồn nôn thường nặng nề vào buổi sáng khi thức dậy. Không chỉ như vậy, các cơn cũng dễ khởi phát khi gặp mùi vị thức ăn, bị kích thích bởi ánh sáng hoặc tiếng động, nơi đông người…

Ngoài ra tùy vào cơ địa từng mẹ triệu chứng ốm nghén sẽ khác nhau. Những triệu chứng các mẹ hay gặp nhất đó là:

  • Cảm giác chán ăn, không thể ăn những món ăn thường ngày vẫn yêu thích.
  • Thường xuyên thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng.
  • không thể tập trung vào bất cứ điều gì khác hơn ngoài cảm giác buồn nôn.
  • Nhức đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ.
  • Nghén nặng gây mất nước, rối loạn điện giải.

Mẹ có biết: tại sao hết 3 tháng mà vẫn nghén?

Đa số các mẹ bị ốm nghén trong 3 tháng đầu

Tại sao hết 3 tháng mà vẫn nghén?

Ốm nghén là tình trạng rất phổ biến khi mang thai. Thống kê cho thấy, khoảng 70% trường hợp xuất hiện triệu chứng buồn nôn ở tuần thứ 4 đến tuần thứ 12 của thai kỳ, 10% trường hợp xuất hiện triệu chứng đến tuần thứ 16. Tuy nhiên, cũng có một số ít người nghén trong suốt thai kì cho đến tận khi sinh. Vậy tại sao hết 3 tháng mà vẫn nghén nhiều?

Khi cơ thể mẹ bầu bắt đầu mang thai nội tiết tố sẽ dần thay đổi, trong cơ thể phụ nữ sẽ xuất hiện các protein mới do nhau thai tiết ra. Khi đó, tùy cơ địa của từng mẹ, khả năng thích nghi với việc mang thai này có thể nhanh, chậm, khó hay dễ khác nhau và chính điều đó khiến mỗi bà bầu có mức độ nghén không giống nhau. Người nghén nhẹ có khi chỉ cảm giác buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi. Người nghén nặng thì có thể bị nôn, nôn nhiều, không ăn được, thậm chí sợ những thức ăn vốn quen thuộc với họ.

Do đó mẹ bầu hết 3 tháng vẫn nghén thì không nên quá lo lắng. Vì đây là tình trạng hoàn toàn bình thường và không gây nguy hiểm cho thai nhi. Ốm nghén không phải là bệnh lý mà chủ yếu là sự thay đổi của cơ thể để thích nghi với quá trình mang thai.

Mẹ có biết: tại sao hết 3 tháng mà vẫn nghén?

Hết 3 tháng vẫn bị nghén là tình trạng hoàn toàn bình thường các mẹ nhé

Các mẹ nên làm gì và không nên làm gì khi hết 3 tháng vẫn nghén?

Khi các chị em bị nghén, bị nôn nhiều, ăn ít, thậm chí không ăn được nên nếu kéo dài, cơ thể mẹ sẽ bị mất nước, thiếu chất dinh dưỡng, chất điện giải, dẫn đến suy kiệt, sút cân, ảnh hưởng tới cả thai nhi. Thường những trường hợp này cần can thiệp sớm để giúp giảm nghén, khiến mẹ bầu dễ chịu hơn.

Những việc nên làm khi bị nghén như:

  • Cần chia nhỏ bữa ăn hằng ngày: Các mẹ nên chia thực đơn thành 5-6 bữa ăn/ngày và không nên ăn quá no.
  • Sắp xếp thời gian bổ sung vi chất phù hợp: Bị nghén bà bầu nên bổ sung sắt từ tháng thứ mấy? Mẹ nên lựa chọn những sản phẩm bổ sung sắt dễ hấp thu và không gây buồn nôn. Nếu uống sắt buổi sáng khiến mẹ khó chịu, mẹ có thể đổi lịch uống sắt vào buổi trưa hoặc buổi chiều để tránh tình trạng này. Bên cạnh đó, tam cá nguyệt thứ 2 cũng là thời điểm nhu cầu dưỡng chất của thai nhi tăng cao, mẹ đừng quên bổ sung sắt, axit folic, canxi và DHA đầy đủ bằng cả viên uống và thực phẩm hàng ngày.
  • Sau các bữa ăn bạn có thể ngậm ít kẹo gừng, bánh quy gừng hoặc uống trà vị gừng sẽ làm các mẹ dễ chịu hơn.
  • Hạn chế thức ăn có mùi quá nồng, quá tanh.
  • Tăng cường ăn thêm các loại thực phẩm giàu chất sắt như thịt bò, trứng, rau củ có màu xanh đậm, táo, chuối, bánh mì nướng… ; thực phẩm giàu vitamin C để chống nôn.

Mẹ có biết: tại sao hết 3 tháng mà vẫn nghén?

Bộ tứ bổ sung vitamin và khoáng chất, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho bà bầu

  • Uống đủ nước 2-3l mỗi ngày: Ngoài nước lọc mẹ có thể uống thêm nước chanh, nước hoa quả sẽ dễ chịu hơn.
  • Nên ăn ít bánh quy hoặc các loại hạt trước khi ra khỏi giường hoặc trước đánh răng để tránh dạ dày rỗng.
  • Nôn ói quá nhiều có thể bổ sung điện giải để tránh mất nước.
  • Tạo không gian sống thoáng mát, luôn lạc quan, tránh các suy nghĩ tiêu cực.
  • Sử dụng các loại thảo dược giảm nghén cho mẹ bầu các sản phẩm giảm nghén, tăng đề kháng chuyên biệt cho bà bầu

Những việc không nên làm khi nghén:

  • Không nhịn ăn: Dù các chị em có cảm giác chán ăn tuy nhiên không nên để bụng đói. Bụng đói càng khiến cơn nghén của các mẹ trở nên trầm trọng hơn.
  • Không ăn những thực phẩm chứa chất kích thích, đồ chiên xào, cay nóng, thức ăn đóng hộp.
  • Không nên ăn những thực phẩm muối chua. Nếu thèm đồ chua, mẹ cũng có thể ăn nhưng chỉ ăn một lượng vừa phải, không ăn quá nhiều.
  • Không nằm ngay sau khi ăn.

Ốm nghén hoàn toàn có thể cải thiện được nếu các mẹ kết hợp những biện pháp giảm nghén mỗi ngày. Nếu tình trạng nghén quá nặng, không thể ăn, uống gì được mà nôn liên tục, bạn cần nhập viện để được các bác sĩ điều trị tích cực.Chúc các mom vượt qua được ốm nghén và có một thai kì an toàn khỏe mạnh.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn