(17/03/2017)
Chắc hẳn từ lúc biết tin con có mặt trên đời ngày nào bố mẹ cũng băn khoăn không biết con như thế nào?Vậy sự phát triển của thai nhi theo tuần tuổi ra sao, mời các bạn tham khảo bài viết sau đây nhé
Ngày thứ 6 của thai kỳ: Tầm thời gian này là con đã bắt đầu “có mặt” trong bụng mẹ rồi đấy ạ. Mẹ sẽ thấy có những sự thay đổi trong cơ thể hơn so với bình thường.
Thai nhi 3 tuần tuổi: Những tuần đầu của thai kỳ cũng là lúc con bắt đầu hình thành ống thần kinh trung ương và cột sống. Các cơ quan như ruột, gan, thận cũng đang hình thành. Mẹ có biết, những tuần này rất quan trọng với con không ạ.
Thai nhi 3 tuần tuổi: mầm sống đang dần lớn lên
Thiếu sắt và axit folic con sẽ dễ bị khuyết tật ống thần kinh nên dù mẹ có thể ăn ít nhưng đừng quên bổ sung sắt và acid folic cho con để giúp con phát triển hệ thần kinh và não bộ mẹ nhé.
>> Viên sắt loại nào không gây táo bón
Tuần thứ 4 của thai kỳ:
Sang tuần thứ 4, con đã lớn gấp 10.000 lần kích thước của trứng khi được thụ tinh và bằng kích thước một hạt đậu. Bác sĩ có thể yêu cầu mẹ siêu âm để xem con đã thực sự vào tử cung của mẹ chưa đấy mẹ ạ.
Tuần thứ 5 là lúc con bắt đầu phát triển tay và chân. Từ đầu thai kỳ đến tuần thứ 5 là giai đoạn mẹ phải cố gắng cẩn thận, đi lại, sinh hoạt nhẹ nhàng để giữ cho con ổn định mẹ nhé.
Mẹ tuyệt đối không ăn dứa gai, đu đủ, trái đào, rau ngải cứu, rau ngót. Mẹ cũng nên nhờ bổ giúp mẹ những việc phải mang vác nặng và tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại suốt thai kỳ mẹ nhé.
Bác sĩ sẽ nhắc mẹ đi siêu âm để nghe “nhịp tim” của con. Nhịp tim của con lúc này sẽ gấp đôi nhịp tim người lớn. Con cũng bắt đầu hình thành mũi, miệng và tai đó mẹ.
Khoảnh khắc nghe thấy nhịp tim con thật hạnh phúc phải không bố mẹ?
Con đã lớn hơn và bắt đầu hiếu động rồi. Chắc mẹ sẽ cảm thấy mệt hơn vì con đang thường xuyên bơi lội, quẫy đạp. Đến tuần thứ 8, con đã dài khoản 1,5cm và có mí mắt, mũi, đôi tai.
Xương sụn của con cũng sẽ cứng cáp hơn với sự hình thành các ngón tay và chân. Vì đã hình thành tai nên con có thể nghe được những âm thanh bên ngoài bụng mẹ, mẹ có thể cho con nghe nhạc mẹ nhé.
Tuần thứ 9-10 của thai kỳ: Ở thời kỳ này, con đã bắt đầu có mầm răng, tức là hàm đã hình thành. Các móng tay và đốt ngón tay của con cũng rõ ràng hơn.
Lúc này con đã có thể nắm bàn tay lại và biết mút tay và biết đi tiểu rồi mẹ ạ. Con cũng thể hít thở từ nước ối. Hệ thần kinh và cấu trúc xương của con cũng đã bắt đầu ổn định.
Con lúc này vẫn là mầm non bé xíu trong bụng mẹ
Con đã dài tầm 5cm. Ở những tuần này, mẹ hãy đi siêu âm để đo độ mờ da gáy cho con mẹ nhé nhằm dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể có thể là nguyên nhân gây bệnh Down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành… mẹ nhé. Đây cũng là thời điểm, bác sĩ sẽ xác định cho mẹ ngày dự sinh chính xác nhất.
Tuần thứ 14 – 15 của thai kỳ: Con đã biết chắc chắn mình là trai hay gái rồi đó mẹ. Vị giác của con cũng phát triển. Mẹ ăn món nào ngon, món nào dở con cũng có thể cảm nhận được nên mẹ cố gắng ăn thật ngon miệng mẹ nhé.
Con đã nặng khoảng 100gram và dài từ 11cm đến 11,5 cm. Mẹ có thể sờ thấy con ở ngay bên dưới rốn khoảng 4,5 cm. Mắt con cũng đã có thể chớp, ngón tay cũng có vân tay rồi mẹ ạ.
Thai nhi 16 tuần tuổi
Tim con cũng hoạt động rất tích cực nên mẹ sẽ cần nhiều máu hơn để nuôi con mẹ nhé. Mẹ nhớ vẫn tiếp tục uống sắt và axit folic, đồng thời bổ sung thêm canxi để con phát triển hệ xương và chiều cao thật tốt mẹ nhé.
Tuần thứ 17-20 của thai kỳ: Con sẽ nghịch hơn và nhiều khi sẽ đạp mạnh vào bụng mẹ. Con cũng đã có những giấc mơ khi ngủ. Con còn có thể nghe và nhận ra được giọng của mẹ nên cảm thấy yêu mẹ nhiều lắm mẹ ạ.
Các cột sống, hộp sọ, não, tim, phổi, thận, cánh tay và chân của thai nhi ở thời kỳ này đều có thể được nhìn thấy. Ngoài ra, bác sĩ có thể phát hiện hầu hết các bất thường về hình thái của thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan nội tạng.
Giai đoạn từ 21-24 tuần tuổi, thai nhi ngày càng phát triển hơn
Thời gian này đặc biệt quan trọng còn bởi vì những đình chỉ thai nghén chỉ có thể được thực hiện trước tuần thứ 28.
Phổi của con đã rất phát triển rồi và con có thể thở qua chất dịch ối. Con sẽ đá, đụng vào bụng mẹ nhiều hơn, có thể nắm vào dây rốn của mình.
Thai nhi 6 tháng tuổi cơ thể dần hoàn thiện hơn
Tuyến mồ hôi của con cũng phát triển nên mẹ sẽ thấy nóng bức và mỏi hơn. Các cột sống, hộp sọ, não, tim, phổi, thận, cánh tay và chân của con ở thời kỳ này đều có thể được nhìn thấy.
Tim của con lúc này đã rất khỏe, có thể bơm 300 lít máu mỗi ngày, da dẻ của con cũng hồng hào và căng tròn.
Mẹ chuẩn bị đón con chào đời
Con có thể nhìn thấy, nghe thấy ngửi được mùi. Con cũng đã quay đầu xuống và vị trí đỉnh đầu nằm yên ở khoang chậu của mẹ. Mẹ có thể cảm thấy thật nặng nề và mệt mỏi. Còn con thì con đã sẵn sàng ra với mẹ rồi mẹ ạ.
Tổng hợp: Huyền Trang
Đừng bỏ lỡ bài viết bạn quan tâm
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ