(16/07/2018)
Hiện tượng đau bụng dưới khi mang thai thường bắt đầu vào cuối tam cá nguyệt thứ hai. Những cơn đau này khiến mẹ bầu có cảm giác giống như đau bụng kinh. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng này?
Mang thai là một quá trình trải nghiệm đặc biệt, từ lúc mang thai cho đến khi em bé chào đời, bụng của mẹ sẽ lần lượt trải qua nhiều thay đổi. Thi thoảng mẹ có thể gặp cảm giác nặng bụng, đau bụng dưới vào thời điểm cuối tam cá nguyệt thứ hai. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Mang thai là quá trình tử cung của mẹ từ một “quả đào” trở thành một quả “dưa hấu” trong 9 tháng. Sự phát triển của tử cung sẽ tác động vào thành bụng khiến bụng của mẹ to dần lên để thích nghi với sự phát triển của thai nhi. Cuối tam cá nguyệt thứ hai là thời điểm tử cung chạm đến điểm giữa rốn và xương chậu, đẩy các cơ bụng căng ra.
Tử cung tiếp tục phát triển sẽ tác động đến đáy dạ dày, hiện tượng này khiến mẹ cảm thấy bụng căng tức, chướng bụng và buồn nôn. Trong trường hợp này thì lời khuyên dành cho mẹ chính là ăn nhiều chất xơ hơn để giảm tình trạng chướng bụng và táo bón. Ngoài ra, việc tập thể thao nhe nhàng thường xuyên cũng giúp mẹ giảm thiểu sự khó chịu của triệu chứng này.
Việc tăng cân khi mang thai là điều không còn lạ gì đối với bất kì mẹ bầu nào. Tăng cân làm thay đổi hình dáng bên ngoài cũng như khiến bụng cảm thấy căng tức hơn. Tăng cân trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai, bụng và đùi là hai nơi các tế bào mỡ thừa sẽ tích tụ. Khi bụng bầu dần rõ hơn, các tế bào mỡ cũng cần thích nghi với sự phát triển của tử cung. Điều này gây cho mẹ có cảm giác như khi đau bụng kinh.
Các mẹ bầu thường có suy nghĩ cần ăn nhiều hơn vì lúc này mẹ không chỉ ăn cho bản thân mà còn ăn cho cả thai nhi trong bụng. Tuy nhiên, trên thực tế, hệ tiêu hóa của thai nhi chưa hoàn chỉnh nên quan điểm ăn cho bé con là chưa chính xác.
Cảm giác thèm ăn khi mang thai khiến mẹ bầu ăn nhiều hơn, dẫn đến cảm giác no căng, bụng chướng và đầy hơi. Hậu quả là mẹ sẽ thấy đau tức bụng. Tốt hơn hết là mẹ nên ăn một lượng vừa đủ, nếu cảm thấy thèm ăn mẹ cũng không nên tìm đến đồ ăn nhiều chất và ăn quá no.
Một chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, đầy đủ các khoáng chất cần thiết như sắt, axit folic, canxi,… và các loại vitamin là điều cần thiết để thai nhi được phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, trên thực tế không phải bà mẹ nào cũng đáp ứng được những yêu cầu về chế độ ăn này.
Bên cạnh việc không cung cấp đầy đủ dưỡng chất, táo bón cũng là nguyên nhân khiến mẹ cảm thấy đau bụng dưới khi mang thai. Việc bổ sung quá nhiều sắt trong thai kỳ là một trong những lí do khiến mẹ rơi vào tình trạng táo bón. Mẹ nên lựa chọn sản phẩm bổ sung sắt cho bà bầu có hàm lượng tiêu chuẩn (28mg) để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và con.
Khoảng trong tam cá nguyệt cuối, một trong những lý do chính gây đau bụng dưới khi mang thai là những bất thường có thể xảy ra trong dạ con. Đau tức bụng có thể là những dấu hiệu đầu tiên của tình trạng tiền sản giật hay thậm chí là thai chết lưu. Nếu sự đau tức này đi kèm với xuất huyết âm đạo, sốt, ớn lạnh, buồn nôn hay rỉ dịch âm đạo, mẹ nên đến bệnh viện ngay để được sự thăm khám kịp thời.
Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ