Trang chủ » Mẹ cần làm gì trước, trong và sau khi sinh

Mẹ cần làm gì trước, trong và sau khi sinh

(08/03/2017)

Hồi hộp chứng kiến con lớn lên từng ngày trong cơ thể mình, cảm nhận những cảm xúc tuyệt diệu khi thấy con cử động lần đầu, và òa khóc khi sinh ra con. Hạnh phúc của người mẹ gắn với những phút giây đó, và cả khi lo lắng, không biết mình cần làm gì để đón con chào đời một cách tốt nhất

5 (100%) 1 vote

Với mỗi người mẹ, chín tháng mười ngày mang thai là một chặng đường rất dài và gian nan. Có những lúc mình cảm thấy mệt mỏi đến không chịu đựng nổi nhưng chính niềm hạnh phúc được chào đón con yêu đã giúp mình vượt qua tất cả.

Hiện thì bé thứ hai của mình đã chào đời được 2 tháng và trộm vía được hơn 7kg. Mỗi ngày nhìn thấy con là bao mệt mỏi của mình tan biến hết và hơn ai hết mình tin rằng để có một thai kỳ như ý, một đứa con khỏe mạnh thì sự chuẩn bị cẩn thận chưa bao giờ là thừa.

Mình sẽ chia sẻ với các mẹ kinh nghiệm từ khi chuẩn bị có thai, lúc mang bầu, lúc chờ sinh, lúc sinh và một số kinh nghiệm chăm bé sơ sinh mà mình đã đúc kết được từ kinh nghiệm bản thân, bạn bè, sự tư vấn của bác sỹ và việc nghiên cứu các thông tin từ sách báo với hy vọng hành trình chào đón con yêu của các mẹ được nhẹ nhàng, thuận lợi hơn.

1. Những điều cần biết trước khi có thai

Người mẹ khi mang thai giống như việc trồng cây, cây muốn lớn nhanh khỏe mạnh thì cần có “đất” tốt, với mẹ “đất” chính là nền tảng sức khỏe và tinh thần. Để có được nền tảng tốt nhất cho con yêu mẹ cần thực hiện những việc sau:

tiem phong truoc khi co y dinh mang thai

Chuẩn bị tốt trước thai kỳ là tiền đề quan trọng giúp mẹ tròn con vuông

– Tiêm phòng một số bệnh như cúm, rubella, thủy đậu, viêm gan B trong vòng 03 tháng trước khi mang bầu.

– Uống sắt và axit folic: Đây là hai dưỡng chất cực kỳ quan trọng cả trước, trong và sau khi sinh. Mẹ có thể bắt đầu uống trước khi quyết định có thai ít nhất 03 tháng để phòng tránh dị tật ống thần kinh cho thai nhi và quan trọng là giúp tăng sức khỏe của mẹ nên việc đậu thai sẽ nhanh hơn các mẹ nhé.

– Tẩy giun sán, kiểm tra răng miệng, huyết áp, tầm soát các bệnh thiếu máu và đái tháo đường trước khi mang bầu.

– Đừng quên khám phụ khoa và sức khỏe sinh sản trước khi chuẩn bị có thai vì việc viêm nhiễm phụ khoa ảnh hưởng không nhỏ tới thai nhi các mẹ ạ.

2. Cách dưỡng thai trong khi mang thai

Không quên bổ sung Sắt và Axit Folic trong suốt thai kỳ

Trong suốt thai kỳ, mẹ cần tiếp tục đặc biệt lưu tâm đến việc bổ sung sắt và axit folic, bởi đây là hai dưỡng chất rất quan trọng cho việc hình thành ống thần kinh cũng như các cơ quan khác trong cơ thể bé. Hai dưỡng chất này thường không được bổ sung đầy đủ qua đường ăn uống nên mẹ có thể lựa chọn các sản phẩm hữu cơ an toàn và không gây tác dụng phụ.

Cần quan tâm đến thành phần của sắt và axit folic với liều đảm bảo là 28mg sắt và 400mcg axit folic/ngày. Nếu thừa hoặc thiếu đều không tốt cho sức khỏe của mẹ và con. Việc lựa chọn sắt hữu cơ cũng giúp mẹ giảm thiểu tình trạng ốm nghén và táo bón, hai cơn “ác mộng” thường xuyên xuất hiện trong quá trình mang thai.

Mình uống viên sắt bà bầu có thành phần là sắt ion thế hệ mới Ferrochel từ khi có bầu đến tận bây giờ vẫn đang uống. Ngày nào cũng đều đặn 1 viên sau ăn sáng 1 tiếng. Những mẹ có tiền sử thiếu máu nhiều thì có thể tăng cường lên 2 viên nhé. Thực sự, mang bầu lần thứ hai nên mình đã thử dùng trên dưới 5,6 loại sắt nhưng đây là viên sắt và axit folic mà mình cảm thấy uống dễ chịu nhất, không bị đầy bụng, khó tiêu và đặc biệt là không hề táo bón.Những lần xét nghiệm máu trong thai kỳ đều cho kết quả rất tốt các mẹ nhé.

– Uống bổ sung canxi hợp lý: Cũng như sắt, canxi rất cần cho mẹ bầu nhưng canxi lại không được uống quá sớm các mẹ ạ. Các bác sĩ khuyên nên uống từ tuần thứ 12 -14 của thai kỳ và dừng uống vào tuần 32-33. Kinh nghiệm sinh hai bé của mình cho thấy, nếu uống canxi vào những tuần cuối sẽ khiến nhau thai nhanh bị vôi hóa, ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé.

– Chế độ ăn uống của mẹ trong thai kỳ cần đa dạng. Tuy nhiên, mẹ nhớ tránh các loại thực phẩm như: rau ngải cứu, dứa, rau ngót, mướp đắng có thể gây co bóp tử cung; các chất kích thích như chè, café; các thực phẩm có tính nóng như ớt, tiêu; các loại cá như cá ngừ, cá thu cũng không nên ăn nhiều vì có chứa thủy ngân; các thực phẩm ngọt, nhiều tinh bột cũng cần hạn chế vì có thể gây tăng cân nhanh và tiểu đường thai kỳ.

– Tuân thủ đầy đủ lịch khám, siêu âm theo chỉ định của bác sỹ ở các tuần 12, 22, 32 và trước sinh. Xét nghiệm triptest ở tuần thứ 16 để sàng lọc dị tật thai nhi.

– Khám phụ khoa đầy đủ trong các lần khám thai: Chỉ vì chủ quan trong việc khám phụ khoa mà đợt cuối sinh bé thứ hai mình bị đa ối, viêm ối và bác sĩ vạch ra cho mình hàng loạt các nguy cơ tiềm ẩn. Sau một hồi thử máu và kiểm tra thì nguyên nhân là do mình bị viêm phụ khoa đấy các mẹ ạ. Mình điều trị viêm phụ khoa xong thì tình trạng này cũng hết hẳn.

3. Dấu hiệu sắp sinh, chuẩn bị tinh thần, đồ cho bé trước khi sinh

Tuần thứ 34 – 39, mẹ đã đi gần hết quãng đường dài 09 tháng 10 ngày và sẵn sàng để chào đón con. Giai đoạn này mình có những kinh nghiệm rất thiết thực như sau:

– Tuần thứ 34 – 36: cần đến các cơ sở y tế để làm các xét nghiệm cần thiết, đăng ký và làm hồ sơ sinh. Tại các bệnh viện tư có thể làm hồ sơ sinh từ tuần thứ 32.

– Tuần thứ 37 đến 39: mẹ có thể bắt đầu ăn các thực phẩm giúp việc sinh thường dễ dàng hơn như quả dứa và vừng đen. Bổ sung 01 quả dứa, bát chè vừng đen vào thực đơn hàng ngày hoặc uống nước lá tía tô trước khi có dấu hiệu chuyển dạ sẽ giúp mẹ dễ mở tử cung hơn trong quá trình sinh nở.

kham bac si chuan bi sinh

Việc đầu tiên mẹ cần làm là đến các cơ sở y tế để làm các xét nghiệm và đăng ký làm hồ sơ chuẩn bị sinh ( Ảnh internet )

– Chuẩn bị khi vào viện sinh: Viện phí sinh con ở một số viện

Về viện phí: Chi phí sinh ở các bệnh viện công hiện nay sau khi trừ đi các khoản được bảo hiểm y tế chi trả rơi vào 1- 3 triệu. Đối với gói sinh dịch vụ tại bệnh viện phụ sản Hà Nội chi phí tổng cộng tầm 10 – 15 triệu với sinh thường và 15 – 20 triệu đối với sinh mổ. Theo mình đánh giá, chất lượng sinh dịch vụ tại đây ngày càng được nâng cao, phòng bệnh sạch sẽ, bác sỹ tận tình chu đáo. Bệnh viện phụ sản trung ương mới chỉ áp dụng sinh dịch vụ đối với hình thức sinh mổ. Đối với các bệnh viện tư như Hồng Ngọc, Vinmec, Việt Pháp gói thai sản thông thường sẽ là 30 – 50 triệu.
Ngoài viện phí, nếu mẹ làm các xét nghiệm sàng lọc sơ sinh như lấy máu gót chân để sàng lọc một số bệnh lý có tỷ lệ cao, sàng lọc thính lực, sàng lọc tim mẹ sẽ mất thêm từ 2 – 5 triệu tùy xét nghiệm mẹ chọn làm cho con.
Đồ dùng mang theo đến viện: Khi ở viện mẹ và bé đều được yêu cầu mặc quần áo của viện. Bệnh viện sẽ phát quần áo, khăn tã cho bé đủ dùng, nếu bẩn có thể liên hệ hộ lý để đổi đồ. Chỉ khi ra viện mẹ mới phải dùng đến đồ của nhà, nước nóng được bệnh viện cung cấp miễn phí. Vì vậy, theo mình giỏ đồ khi sinh mẹ không cần mang quá nhiều đồ đâu nhé.
– Khi bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ:

Dấu hiệu chuyển dạ có thể là xuất hiện nhiều cơn co tử cung, ra máu báo, vỡ ối. Trừ khi bị vỡ ối hoặc có cơn co dồn dập, còn lại mẹ không cần quá sốt ruột. Mẹ nên tắm rửa, ăn uống trước khi đến viện. Khi sinh con mẹ sẽ cần sức lực gấp 10 lần bình thường nên không được để bụng đói. Có thể đi vệ sinh hoặc thụt tháo trước ở nhà, nếu không vào viện bác sỹ sẽ cho thụt.
Khi vào phòng sinh nên cầm thêm chai nước và ống hút, hiện nay các gói sinh dịch vụ người nhà đều được vào phòng đẻ cùng sản phụ. Mẹ có thể nhờ người thân cầm và “tiếp nước” khi thấy khát nhé.
Làm theo chỉ dẫn của bác sỹ, chỉ rặn khi bác sỹ yêu cầu, nếu rặn sớm khi tử cung chưa mở hết sẽ khiến bé bị tì đè, dẫn đến thâm tím khi ra đời. Bác sỹ sẽ hướng dẫn cụ thể cách lấy hơi để rặn.
Hiện nay, bệnh viện phụ sản Trung ương, bệnh viện sản Hà Nội và một số bệnh viện tư đã áp dụng phương pháp da tiếp da, cắt dây rốn chậm. Cảm giác được ôm con vào lòng ngay sau khi con ra đời sẽ rất tuyệt vời, mẹ sẽ quên đi ngay cơn đau khủng khiếp vừa phải trải qua. Tuy nhiên, theo mình biết phương pháp này mới chỉ áp dụng với các mẹ sinh thường thôi nhé.

4. Sau khi sinh nên kiêng cữ bao lâu, ăn gì để có nhiều sữa 

Bác sĩ Y khoa cho biết, hầu hết các mẹ đang kiêng cữ sau sinh sai cách

– Sau khi sinh con mình mới thấy việc mình uống sắt từ trước khi mang bầu đến lúc sinh quan trọng như thế nào. Ngoài việc em bé được sinh ra khỏe mạnh, bụ bẫm, uống sắt cũng giúp mẹ nhanh chóng hồi phục hơn. Do trong và sau khi sinh mẹ mất máu nhiều nên cần phải tiếp tục bổ sung sắt ít nhất 03 tháng sau sinh tránh việc thường xuyên bị các cơn đau đầu chóng mặt hành hạ và hạn chế tình trạng trầm cảm sau sinh.

– Lưu ý các mẹ là hiện nay các bệnh viện sản đều yêu cầu không được băng rốn cho con. Theo giải thích của các bác sỹ việc băng rốn sẽ làm rốn bé lâu khô dẫn đến viêm nhiễm. Băng rốn cũng gây cản trở quá trình lưu thông máu vùng bụng. Mẹ có thể loại bỏ băng rốn ra khỏi danh sách đồ cần chuẩn bị khi sinh rồi nhé.

5. Một số vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh trong những tuần đầu

– Bệnh vàng da: Đây là vấn đề rất phổ biến ở trẻ sơ sinh, có thể là vàng da sinh lý hoặc bệnh lý. Vàng da sinh lý thông thường sẽ tự khỏi sau 01 tháng, đối với vàng da bệnh lý mẹ có thể nhận biết khi thấy bé bị vàng ở mắt, lan xuống phía dưới bụng và bàn tay, bàn chân, bé ngủ li bì, bú ít. Khi thấy có những dấu hiệu trên mẹ nên cho bé đến bệnh viện để làm các xét nghiệm. Ngoài bệnh viện Nhi trung ương, hiện nay bệnh viện Sản Hà Nội đã có phòng khám sơ sinh chuyên sâu, mẹ có thể đem con đến làm xét nghiệm, nếu cần thiết các bác sỹ sẽ cho chiếu đèn ngay tại viện, tránh tình trạng lây nhiễm chéo tại Viện Nhi. Nếu mẹ đang nằm viện mà bé có chỉ định chiếu vàng da thì sẽ không mất phí, còn nếu mẹ đã ra viện và cho bé quay lại chiếu thì chi phí là 700 nghìn/ngày.

tre so sinh

Trẻ sơ sinh lúc này luôn cần được bảo vệ ( Ảnh internet )

– Bé có đờm, khi bú mẹ thấy khò khè ở mũi họng:Đây là tình trạng rất nhiều bé gặp phải và thường gặp hơn ở bé sinh mổ. Nếu bé không ho, sốt hoặc quấy khóc nhiều thì mẹ đừng lo lắng quá, tình trạng này sẽ hết dần khi bé lớn hơn. Thông thường bác sỹ sẽ chỉ định nhỏ nước muối sinh lý hoặc xít nước muối biển sâu như stérimar hàng ngày cho bé thôi nhé.

Trên đây là một số kinh nghiệm của mình sau khi hoàn thành việc “nặn” 2 nhóc tỳ đáng yêu. Chúc các bà bầu mẹ tròn con vuông, và nhớ bổ sung sắt và axit folic để cả con và mẹ cùng khỏe mạnh.

( Nguồn: Thúy Hòa – VP3 Linh Đàm, Hà Nội )

 

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn