Trang chủ » Mẹ bị táo bón sau sinh có nên thụt hậu môn không?

Mẹ bị táo bón sau sinh có nên thụt hậu môn không?

(13/11/2022)

Táo bón là vấn đề không ít sản phụ gặp phải sau khi trải qua kỳ sinh nở. Tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tinh thần nên việc điều trị luôn được các mẹ quan tâm đặc biệt. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho thắc mắc “Mẹ bị táo bón sau sinh có nên thụt hậu môn không?” – mời các mẹ cùng tìm hiểu.

Rate this post

Nguyên nhân dẫn đến chứng táo bón sau sinh

Táo bón sau sinh là tình trạng thường gặp ở các mẹ vừa trải qua quá trình sinh nở do những thay đổi nội tiết trong cơ thể cũng như những tác động khách quan từ bên ngoài. Vậy có những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này:

  • Do sự thay đổi nội tiết đột ngột trong cơ thể mẹ: cơ thể chuyển từ trạng thái nuôi dưỡng bào thai sang trạng thái sản xuất sữa cho bé.
  • Do sau sinh, cơ thể mẹ yếu hơn, ít vận động hơn (đặc biệt là các mẹ sinh mổ) nên nhu động ruột giảm dẫn đến táo bón.
  • Do trước, trong và sau thai kỳ, mẹ chủ yếu tập trung bổ sung chất đạm, sắt, canxi,…mà bỏ quên chất xơ và các vitamin thiết yếu. Tác dụng phụ của viên sắt, canxi,… mà mẹ đã bổ sung sẽ gây nóng trong, khó tiêu dẫn đến chứng táo bón.
  • Do tâm lý sợ đau sau sinh mà nhiều mẹ đã cố ý nhịn hoặc giảm số lần đại tiện, lâu dần dẫn đến chứng táo bón.

Mẹ bị táo bón sau sinh có nên thụt hậu môn không?

Táo bón sau sinh gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và tinh thần của các mẹ

Mẹ bị táo bón sau sinh có nên thụt hậu môn không?

Tình trạng táo bón sau sinh ở nhiều mẹ có thể nghiêm trọng đến mức vài ngày không đi đại tiện được gây ảnh hưởng đến cả sức khỏe, tâm lý lẫn quá trình sản xuất sữa cho bé. Vì nguyên nhân đó mà các mẹ thường muốn tìm đến phương pháp thụt hậu môn để giải quyết nhanh chóng tình trạng này. Tuy nhiên, trên thực tế thì phương pháp này chỉ giải quyết được phần ngọn của chứng táo bón – tức là chỉ giúp các mẹ bài tiết được lượng chất thải đang tích tụ sẵn trong cơ thể, sau đó, triệu chứng này vẫn có thể tiếp tục do căn nguyên vẫn còn. Ngoài ra, việc thụt hậu môn thường xuyên còn dễ khiến cho hậu môn bị tổn thương, rối loạn hoạt động của hệ tiêu hóa và lâu dần sẽ làm mất phản xạ co thắt tự nhiên của hậu môn, ảnh hưởng rất không tốt đến trạng thái sinh lý bình thường của cơ thể.

Mẹ bị táo bón sau sinh có nên thụt hậu môn không?

Mẹ sau sinh không nên tự sử dụng các loại thuốc làm mềm phân và thuốc thụt hậu môn

Chính vì thế, các mẹ không nên tự mua thuốc thụt hậu môn tại các hiệu thuốc về dùng. Nếu có biểu hiện táo bón nặng, các mẹ nên tìm đến các cơ sở y tế để được bác sỹ thăm khám và kê đơn thích hợp tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng sữa cho bé.

Cách điều trị táo bón sau sinh tại nhà

Ngoài cách sử dụng các loại thuốc làm mềm phân hoặc thụt hậu môn có ảnh hưởng xấu tới cơ thể thì các mẹ có thể tham khảo các phương pháp điều trị táo bón tại nhà đơn giản dưới đây nhé:

  • Thay đổi chế độ ăn uống: áp dụng một chế độ ăn uống giàu chất xơ và vitamin là một trong những cách điều trị táo bón đơn giản mà hiệu quả. Ăn nhiều rau củ quả, các loại ngũ cốc nguyên cám, các thực phẩm chứa nhiều men vi sinh tốt, hạn chế ăn thức ăn nhanh và đồ chiên rán có nhiều dầu mỡ sẽ giúp cải thiện đường ruột, giúp cho mẹ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đẩy lùi chứng táo bón.
  • Uống nhiều nước: mỗi ngày, các mẹ đang cho con bú nên uống từ 2,5 – 3 lít nước để đáp ứng nhu cầu nuôi dưỡng cơ thể cũng như sản xuất sữa cho bé. Nếu không uống đủ lượng nước cần thiết thì phân sẽ không được làm mềm, từ đó sẽ khô, vón cục và khó bài tiết ra ngoài cơ thể.
  • Mẹ nên tập luyện thể thao nhẹ nhàng mỗi ngày: việc tập luyện thể dục thể thao ngoài giúp tăng cường sức khỏe còn có tác dụng hỗ trợ nhu động ruột, tốt cho hệ tiêu hóa. Với các mẹ sau sinh, do sau khi đẻ còn đau vết mỗ hoặc vị trí đẻ cũng như cơ thể còn yếu nên các mẹ chỉ cần tập các động tác nhẹ nhàng như đi bộ chậm, co duỗi tay chân, đi bộ qua lại trong nhà,… vừa không tác động đến vết mổ, vừa tốt cho tiêu hóa. Ngoài ra, các mẹ sinh mổ nên thường xuyên xoa bụng nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ để tăng cường đưa máu lưu thông đến các cơ quan trong cơ thể, kích thích nhu động ruột.
  • Ngoài ra, sau sinh, các mẹ vẫn cần uống bổ sung các vitamin và khoáng chất như Sắt, Canxi, Acid folic, DHA,…để cơ thể không bị thiếu hụt dinh dưỡng cũng như có nguồn sữa chất lượng tốt cho bé. Với các mẹ đã bị táo bón thì việc tìm hiểu loại viên sắt nào không gây táo bón, loại canxi nào không gây nóng trong, DHA nào tốt nhất cho cả mẹ và bé,…sẽ là vấn đề được các mẹ đặc biệt quan tâm.

sắt không gây táo bón

Viên Sắt và Acid Folic cho mẹ bầu, mẹ sau sinh, đang cho con bú

Như vậy, các mẹ đã có đáp án cho câu hỏi “táo bón sau sinh có nên thụt hậu môn không” – đó là không nên tự ý mua thuốc về sử dụng mà nên thực hiện theo chỉ dẫn từ các bác sỹ. Thay vì phải điều trị chứng táo bón dai dẳng, các mẹ nên chủ động áp dụng cho mình một lối sống lành mạnh về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện cả trước, trong và sau thai kỳ để bản thân và gia đình luôn có một sức khỏe tốt nhé.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn