(19/07/2017)
Với các biểu hiện thường gặp, ngay cả khi không nói thì thời điểm mẹ ốm nghén cũng là khi cả gia đình hiểu rằng mình đang bước vào giai đoạn khó khăn của thai kỳ. Nghén dữ dội quá khiến nhiều mẹ lo lắng liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Khi mang thai mẹ có triệu chứng buồn nôn, chán ăn, sợ một hay nhiều loại thức ăn bất kỳ, mệt mỏi kéo dài,… chính là các dấu hiệu báo: “Mẹ bị ốm nghén!”. Thông thường ốm nghén sẽ xuất hiện từ tuần thứ 6 của thai kỳ và sẽ kết thúc khi hết 3 tháng đầu hoặc sau tháng thứ 5 của thai kỳ.
Với mỗi người tùy vào điều kiện sức khỏe cũng như cơ thể khác nhau, các mẹ bầu sẽ có thời gian nghén khác. Bởi vậy mới nói, không có một mốc đo cụ thể nào để các mẹ có thể lấy làm quy chuẩn cho thời gian ốm nghén của mình; có những người không ốm nghén, có người ốm nghén đến cả thai kỳ.
Mặc dù nghén được coi là một phần của thai kỳ khỏe mạnh nhưng bản thân thai phụ cũng không được quá chủ quan với hiện tượng này. Buồn nôn quá nhiều có thể khiến mẹ bầu không hấp thu được thực phẩm, dẫn đến tình trạng cơ thể yếu mệt, hoa mắt chóng mặt, cơ thể mất chất điện giải và muối,… Nếu để lâu, có thể dẫn tới giảm cung cấp dưỡng chất cho bào thai khiến thai nhi gặp nguy hiểm mà xấu nhất là tử vong.
Chứng nôn nghén tốt nhất không để kéo dài lâu, nếu quá khó chịu với tình trạng này mẹ nên nhập viện trong thời gian ngắn để phục hồi cân bằng điện giải nhằm giảm bớt mệt mỏi. Tình trạng này sẽ không ảnh hưởng tới em bé ngay cả khi mẹ phải điều trị y tế.
Hiện tại vẫn chưa làm rõ được nguyên nhân cụ thể gây ra chứng ốm nghén nhưng những thay đổi của hormone hCG bài tiết trong quá trình mang thai có ảnh hưởng khiến tình trạng ốm nghén trở nên nghiêm trọng hơn.
Các bà mẹ ở trong trường hợp dưới đây có thể có những cơn ốm nghén “vật vã”
Bị một trong những dấu hiệu dưới đây, mẹ bầu nhớ phải đến gặp bác sĩ ngay để có cách giải quyết ổn thỏa nhất:
Mẹ bầu nên thực hiện những cách đơn giản sau để giảm các triệu chứng ốm nghén trong thai kỳ:
Thai nghén là biểu hiện bình thường chứng tỏ thai kỳ phát triển ổn định, vậy nhưng các triệu chứng của nó lại khiến mẹ bầu bị ảnh hưởng nhiều. Để hạn chế được tình trạng ốm nghén và cũng ngăn chặn nguy cơ ốm nghén làm ảnh hưởng đến thai nhi, việc đầu tiên mẹ cần làm là bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà đặc biệt là sắt và axit folic.
Mẹ hãy thực hiện chế độ ăn lành mạnh, dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý để lấy lại được sự thoải mái nhất trong thai kỳ mẹ nhé!
Đừng bỏ lỡ bài viết bạn quan tâm
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ