Trang chủ » Mẹ bầu nhau bám mặt trước nên nằm như thế nào?

Mẹ bầu nhau bám mặt trước nên nằm như thế nào?

(22/08/2021)

Nhau thai bám mặt trước là tình trạng không hiếm gặp với phụ nữ mang thai, không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi trong bụng. Vậy nhau bám mặt trước nên nằm như thế nào? Mẹ bầu cần lưu ý điều gì khi nhau thai bám mặt trước?

Rate this post

Nhau thai bám mặt trước có ảnh hưởng đến em bé không?

Nhiều mẹ bầu khi nhận được kết quả nhau thai bám mặt trước thường băn khoăn không biết liệu vị trí của nhau thai có ảnh hưởng đến bé không. Vị trí của nhau thai bám mặt trước không ảnh hưởng đến bé, so với nhau bám mặt sau cũng không có nhiều khác biệt. Tuy nhiên, vị trí nhau thai có thể khiến mẹ gặp một số vấn đề như:

Cản trở các thủ thuật y khoa

Những trường hợp nhau thai bám mặt trước có thể sẽ cản trở các thủ thuật y khoa, nhất là khi bé bị ngôi thai ngược mà còn kết hợp nhau thai bám mặt trước thì các bác sĩ sẽ cẩn trọng hơn trong việc đưa bé ra ngoài khi mẹ chuyển dạ. Nếu thai nhi quay trở lại ngôi thuận vào giai đoạn cuối của thai kỳ thì tình huống sẽ dễ giải quyết hơn.

Khó nghe được nhịp tim thai nhi

Vị trí nhau thai bám mặt trước hoặc ở vị trí không thuận lợi có thể gây cản trở của bác sĩ trong quá trình nghe nhịp tim bé, tuy nhiên nếu sử dụng máy siêu âm xác định giới tính thì không gặp trở ngại gì. Mẹ bầu vẫn cần đi khám định kỳ đều đặn để chắc chắn hơn về tình trạng của bé trong trường hợp nhau thai bám mặt trước.

Cảm nhận những cử động của thai nhi

Nhau thai bám mặt trước sẽ ngăn cách giữa thai nhi và tử cung của mẹ, vì vậy mẹ bầu sẽ không cảm thấy cử động của bé quá rõ ràng như những vị trí khác. Thậm chí khi đã bước vào giai đoạn giữa của thai kỳ, thai máy đã mạnh hơn nhưng có nhiều mẹ vẫn chưa thấy con đạp. Điều này hoàn toàn là do nhau thai đã cản trở sự cảm nhận của mẹ về tình trạng thai máy của bé.

nhau bám mặt trước nên nằm như thế nào

Mẹ sẽ khó cảm nhận bé đạp hơn nếu nhau thai bám mặt trước

Mẹ bầu nhau bám mặt trước nên nằm như thế nào?

Nhau bám mặt trước nên nằm như thế nào? Hiện chưa có một minh chứng khoa học nào về tư thế ngủ của mẹ bầu thế nào là tốt với trường hợp nhau thai bám mặt trước, tuy nhiên, nằm nghiêng về bên trái là tư thế ngủ tốt nhất trong các giai đoạn của thai kỳ dù nhau thai bám mặt trước hay sau. Vì nằm nghiêng sẽ giúp giảm áp lực lên tử cung của mẹ và giúp mẹ hô hấp dễ dàng hơn.

Khi mẹ bầu đã tiến đến giai đoạn cuối của thai kỳ, bụng bầu to hơn, lúc ngủ mẹ nên gác chân cao và nằm đầu cao để tránh bị chuột rút ban đêm và khiến cho tình trạng phù nề nghiêm trọng hơn, đồng thời chân kê cao hơn vị trí của tim cũng giúp máu lưu thông tuần hoàn tốt hơn trong cơ thể. Nếu mẹ cảm thấy khó ngủ khi mang bụng bầu to thì nên sử dụng thêm những chiếc gối dài và mềm để chèn thêm vào phần lưng, bụng, giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ để mẹ ngủ ngon và sâu giấc hơn.

nhau bám mặt trước nên nằm như thế nào

Quay người nghiêng trái khi ngủ là tư thế ngủ phù hợp nhất cho mẹ bầu

Một số lưu ý cho mẹ bầu có nhau thai bám mặt trước

Không chỉ cần quan tâm về vấn đề nhau bám mặt trước nên nằm như thế nào, sau đây là một số lưu ý mẹ bầu cũng nên quan tâm để có một sức khỏe tốt hơn:

  • Khám thai theo lịch định kỳ để theo sát tình hình của mẹ và bé, sớm xử lý những vấn đề phát sinh nếu có
  • Tránh vận động nhiều ảnh hưởng đến thai nhi hoặc nếu tập luyện nhẹ nhàng thì cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ
  • Cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể qua con đường ăn uống, bổ sung đủ các nhóm chất cần thiết
  • Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ giấc để cơ thể không mệt mỏi uể oải
  • Bổ sung đầy đủ các vi chất cần thiết cho bà bầu gồm canxi, DHA, axit folic, sắt cho bà bầu… trong suốt quá trình mang thai và sau sinh

Đảm bảo cung cấp đủ các vi chất cần thiết cho cơ thể là điều mẹ nên làm, bằng cách uống đủ thuốc sắt theo liều lượng tiêu chuẩn, cơ thể không bị thiếu máu thiếu sắt trong quá trình sinh nở, bổ sung canxi để phát triển hệ xương và răng cho em bé chắc khỏe, và tăng cường DHA để bé có một trí thông minh tuyệt vời, đạt điểm IQ cao sau này.

nhau bám mặt trước nên nằm như thế nào

Bổ sung đủ vi chất trong thai kì là điều cần thiết cho cả mẹ và bé

Mẹ bầu nhau bám mặt trước nên nằm như thế nào? Cần chú ý những gì trong thai kỳ với tình trạng nhau bám mặt trước? Hy vọng bài viết trên đã giải đáp được hết thắc mắc của mẹ. Nếu gặp bất cứ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình mang thai, mẹ cần đi khám ngay để được bác sĩ kiểm tra và xử lý tình huống kịp thời.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn